Hiển thị các bài đăng có nhãn Điểm đến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điểm đến. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 6, 2022

Vườn di sản ASEAN Lò Gò - Xa Mát: Khu bảo tồn tự nhiên độc đáo ở Việt Nam


Năm 2019, Vườn quốc gia (VQG) Lò Gò - Xa Mát được công nhận là Vườn di sản ASEAN, trở thành 1 trong 10 Vườn di sản ASEAN của cả nước; và là Vườn di sản ASEAN duy nhất ở Đông Nam bộ tính đến thời điểm hiện tại.

Vườn di sản ASEAN là danh hiệu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có tầm quan trọng đặc biệt tại các quốc gia thành viên ASEAN. Các Bộ trưởng về môi trường của ASEAN đã cùng ký kết Tuyên bố ASEAN về việc thành lập các Vườn di sản vào ngày 18.2.2003. Các Vườn di sản ASEAN được đánh giá cao vì tầm quan trọng của chúng về bảo tồn, duy trì các quá trình sinh thái và hệ thống hỗ trợ sự sống; bảo tồn sự đa dạng di truyền; bảo đảm tính bền vững của các hệ sinh thái; duy trì những vùng hoang dã có giá trị về danh lam thắng cảnh, văn hoá, giáo dục, nghiên cứu, giải trí và du lịch.

13 thg 6, 2022

Thắng cảnh mới trên vùng đất Thoại Sơn

Dù mới chính thức khánh thành, đưa vào hoạt động nhưng Thiền viện Trúc Lâm An Giang (thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn) đã nhanh chóng chiếm sóng “check-in” của nhiều bạn trẻ vì sở hữu khung cảnh tuyệt đẹp, tạo dấu ấn khó phai.


Với lối kiến trúc thể hiện văn hóa đặc trưng của Phật giáo và văn hóa vùng sông nước, giao thoa với lối kiến trúc của các triều đại Việt Nam, lại được xây dựng trên địa thế núi non hữu tình, Thiền viện Trúc lâm An Giang đã góp phần thu hút du khách thập phương đến chiêm bái, tham quan, làm nên sức hấp dẫn của vùng đất Thoại Sơn.

8 thg 6, 2022

Một ngày ở Tây Ninh: Ngất ngây trước vẻ đẹp 'nàng thơ' của hồ Dầu Tiếng

Tháng 6, cái nắng oi nồng ở Tây Ninh hầm hập táp vào mặt. Thế nhưng ở hồ Dầu Tiếng lại khác, không khí ở đây mang hơi thở nhè nhẹ của gió, nước và cỏ cây. Mùa này, hồ Dầu Tiếng khoác trên mình vẻ đẹp lãng mạn như một 'nàng thơ' khiến nhiều du khách đến đây xao xuyến.

Hồ Dầu Tiếng đẹp nhất là vào lúc bình minh và hoàng hôn. Đây là thời điểm sắc trời và nước dường như hòa quyện vào nhau, tạo nên gam màu ấn tượng.

Tung lưới bắt cá trong lòng hồ Dầu Tiếng. Ảnh: NGUYỄN NHẬT TƯỜNG

7 thg 6, 2022

Nơi Hàn Mặc Tử sống lúc cuối đời

Làng phong Quy Hòa như tách biệt với bên ngoài, yên bình với tiếng sóng vỗ và bóng mát của những rặng phi lao cổ thụ.


Làng phong Quy Hòa thuộc phường Ghềnh Ráng, cách TP Quy Nhơn khoảng 7 km về phía Nam. Được xây dựng từ năm 1929, nay ngôi làng là bệnh viện điều trị bệnh phong - da liễu Quy Hòa. Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã điều trị bệnh phong và qua đời tại làng năm 1940.

Những mẫu sinh vật rực rỡ trên cao nguyên đá Đồng Văn

Phòng trưng bày về thiên nhiên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vừa hoàn thành với nhiều mẫu vật quý hiếm, trong đó có những mẫu sinh vật là đặc sản của cao nguyên đá như bướm hoàng đế tím, bướm hoàng đế đen

Phòng trưng bày về thiên nhiên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích 100 m², đặt tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang. Phòng trưng bày thể hiện sự đa dạng và phong phú các loài thực vật hạt kín, thực vật hạt trần, nấm, động vật có xương sống (thú, chim, bò sát – lưỡng cư, cá), động vật không xương sống (côn trùng, ốc cạn). Trong đó có những loài được coi là đặc sản của vùng cao nguyên đá như bướm Hoàng đế tím và bướm Hoàng đế đen.

Bướm hoàng đế tím

5 thg 6, 2022

Bình yên trảng Tà Nốt

Trảng Tà Nốt là một vùng đất trũng thấp, có diện tích gần 100 ha, thuộc tiểu khu 17, Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Lập, huyện Tân Biên). Nơi đây có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, hấp dẫn các nhà khoa học và du khách gần xa.

Trảng Tà Nốt thường xuyên được bao trùm bởi một cánh đồng đầy cỏ đưng, cỏ lác. Đến mùa nắng hạn, những loại cây hoang dại này héo khô và tạo thành lớp thực bì dễ bén lửa. Mùa mưa đến, trảng Tà Nốt như thay áo mới.

Cánh đồng đưng, lác, lúa trời sinh sôi nảy nở trở lại. Những vạt rừng nguyên sinh quanh trảng cũng đâm chồi nảy lộc, ra hoa, kết trái. Cả ngàn cá thể cò nhạn (cò ốc) từ nước bạn Campuchia hoặc từ đồng bằng Sông Cửu Long cũng di cư về đây.

Kỳ thú rạn san hô cổ hóa thạch trên cạn

Rêu phủ trên rạn san hô cổ ở Hòn Đỏ

Thông thường nếu muốn ngắm san hô, phải ngụp lặn dưới biển, còn khi đến Hòn Đỏ, vô vàn rạn san hô hóa thạch trên cạn thật kỳ thú. Trên nền san hô hóa thạch, lớp lớp các loài cây hoang dại phủ xanh tạo nên nét đẹp lạ lẫm.

Hòn Đỏ thuộc địa bàn thôn Mỹ Hiệp (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận), cách TP. Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 25 km. Quần thể san hô hóa thạch nơi đây được sóng biển bào mòn theo thời gian tạo ra nhiều hình thù độc đáo, chia thành hai phần gồm phần đỉnh phía trên và bậc thềm ở phía dưới.

2 thg 6, 2022

Khám phá động, chùa Địch Lộng

Động Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Động nằm ở lưng chừng núi, trong động có thờ Phật nên nhân dân quen gọi là chùa Địch Lộng.

Động và chùa Địch Lộng được Vua Minh Mạng ban tặng cho 5 chữ “Nam Thiên Đệ Tam Động” (động đẹp thứ ba trời Nam) trong chuyến tuần du ra Bắc Hà năm 1821.

Con thác muốn tham quan phải đi thuyền

Thác Khuổi Nhi nằm giữa rừng già, bao quanh là hồ thủy điện Tuyên Quang, cách duy nhất để đến thác là đi thuyền.


Thác Khuổi Nhi nằm tại xã Thượng Lâm, là con thác lớn nhất huyện Lâm Bình. Thác ẩn mình giữa rừng già thuộc danh thắng quốc gia Na Hang - Lâm Bình, bao quanh là lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Vào những ngày lễ, nơi này đón hàng trăm du khách từ khắp nơi về tham quan.

Cọc đá cầu được ước thấy giữa hồ thủy điện Na Hang

Với người Tày trong vùng, Cọc Vài (Vài Phạ) rất linh thiêng, ai đi thuyền đến đây đều xin một điều ước.

Cọc Vài cao 50 m, là một cột đá tự nhiên trong lòng hồ thủy điện Na Hang, thuộc xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Địa danh này nổi tiếng với truyền thuyết chàng Tài Ngào cứu trâu trời và lòng hiếu thảo của người con dành cho mẹ. Du khách đi thuyền dạo ngang cột đá còn được hướng dẫn viên bản địa gợi ý nên xin một điều ước cho bản thân hoặc gia đình, vì đây là nơi linh thiêng, may mắn.

Cọc Vài sừng sững giữa lòng hồ thủy điện Na Hang. Ảnh: Huỳnh Nhi

Núi Mắt Thần sừng sững trong công viên địa chất, tha hồ chèo sup, leo núi, check-in

Núi Mắt Thần ở công viên địa chất non nước Cao Bằng, ở phía trên có một lỗ thủng hình tròn rộng tầm 50 m, tựa 1 'con mắt' đang soi chiếu xuống những hồ nước xanh biếc và thảo nguyên cỏ mênh mông.

Núi Mắt Thần nằm gọn trong lòng thung lũng mang vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, quyến rũ

Núi Mắt Thần còn được đồng bào dân tộc Tày sinh sống tại đây gọi là "Phja Piót" - có nghĩa là núi Thủng, nằm ở xóm Bản Danh, xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Anh Lý Đạo Huy - hướng dẫn viên địa phương - chia sẻ, núi Mắt Thần có hai mặt, một mặt thuộc xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh và một mặt thuộc xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa. Mỗi mặt có một lối đi đến khác nhau và có những cảnh đẹp khác biệt. Nơi được các nhiếp ảnh gia và du khách chọn làm điểm dừng chân nhiều nhất là mặt thuộc xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh.

31 thg 5, 2022

Tuyệt tác Cấm Sơn: Hạ Long trên cạn của Bắc Giang

Được ví như vịnh Hạ Long trên cạn, hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang mang trong mình một vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc, trữ tình.

Trong một chuyến đi thực tế vào năm 1971 đến hồ Cấm Sơn thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã viết lên bài hát Hồ trên núi để ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, sự bạt ngàn của cây và của rừng, của hoa và màu xanh biếc của mặt hồ.

A Lưới - "Đà Lạt thu nhỏ" trong lòng xứ Huế

Vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế) sở hữu nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ và những nét văn hóa bản địa độc đáo.

A Lưới là một huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, ở phía Tây có biên giới với nước bạn Lào. Huyện được kết nối với thành phố Huế bằng quốc lộ 49, cách khoảng 70km. Đây là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều,…

30 thg 5, 2022

Bản Mạ - Từ bản nghèo biệt lập đến điểm check-in "hút" khách ở Thanh Hóa

Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, bản Mạ (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) ngày nay trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch ghé thăm.

Xuất hiện trên bản đồ du lịch ở miền Tây xứ Thanh mới vài năm trở lại đây, bản Mạ (thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân) như một "làn gió mới" góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nghèo.

Bản Mạ cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km về phía Tây, nơi đây có 55 hộ dân với 238 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thái.

Nhìn từ xa, bản Mạ đẹp bình dị với những nếp nhà sàn nguyên sơ.

Về Cần Thơ nhớ thăm vườn dâu Hạ Châu thơm ngọt

Mùa này về Cần Thơ hay các tỉnh miền Tây, du khách sẽ được đi thăm những vườn sầu riêng, chôm chôm, măng cụt… trái trĩu cành. Đặc biệt, đến Cần Thơ bạn sẽ được trải nghiệm vườn dâu Hạ Châu đặc sản của huyện Phong Điền.

Du khách chụp ảnh với dâu Hạ Châu ở vườn trái cây Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ - Ảnh: T.LŨY

Những vườn dâu Hạ Châu đã bắt đầu cho trái chín, các nhà vườn ở huyện Phong Điền đang phát triển mô hình sinh thái vườn kết hợp với du lịch làng nghề, ẩm thực để thu hút du khách.

Động Bo Cúng - Kỳ quan thiên nhiên hấp dẫn

Động Bo Cúng với khung cảnh kỳ vĩ, thực sự là điểm đến hấp dẫn du khách khi ngược ngàn về với miền Tây Thanh Hóa.

Theo hướng Quốc lộ 217, chúng tôi về với mảnh đất Sơn Thủy, huyện Quan Sơn. Nơi đây nổi tiếng với danh lam - thắng cảnh động Bo Cúng, lễ hội Mường Xia gắn với vị tướng quân Tư Mã Hai Đào, có núi Pha Dua quanh năm mây mù bao phủ gắn với câu chuyện tình đẹp của đôi trai gái mảnh đất Mường Xia. Sau lời giới thiệu về mảnh đất và con người Sơn Thủy, Chủ tịch UBND xã Lữ Văn Tiên đưa chúng tôi vào thăm động Bo Cúng.

27 thg 5, 2022

Những bàn xoay gốm khổng lồ ở bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng gốm Bát Tràng – một công viên triển lãm gốm sứ mới xuất hiện gần đây tại làng gốm Bát Tràng.

Lấy cảm hứng từ những khối bàn xoay vuốt gốm giao thoa với nhau, Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt được xây dựng giữa lòng làng gốm cổ Bát Tràng. Công trình tọa lạc tại số 28, thôn 5, làng cổ Bát Tràng, có diện tích 3.300 m², nằm ở làng cổ Bát Tràng, Tp Hà Nội- cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15km kế bên sông Bắc Hưng Hải, con sông đào nổi tiếng của Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Công trình do Văn phòng kiến trúc của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thiết kế từ năm 2018.Công trình có tổng số vốn đầu tư ước tính 150 tỷ đồng. Theo đơn vị thiết kế chia sẻ, công trình lấy cảm hứng từ hình ảnh những khối bàn xoay vuốt gốm giao thoa với nhau. Ở một góc khác, người nhìn có thể liên tưởng đến hình ảnh Lò Bầu cổ của người Bát Tràng xưa.

Đình Vĩnh Phong, nơi ghi dấu hành trình mở đất

Đình Vĩnh Phong (thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi ghi dấu quá trình dựng làng, lập ấp của vùng đất Thủ Thừa, gắn liền với nhân vật lịch sử ông chủ chợ - Mai Tự Thừa.

Đình Vĩnh Phong nhìn từ bên ngoài

Đình vừa thờ Thành Hoàng bổn cảnh như bao đình làng khác, vừa là nơi thờ phụng ông Mai Tự Thừa - người đặt nền móng cho Thủ Thừa ngày nay. Khoảng thế kỷ thứ XIX, ông Mai Tự Thừa đến vùng đất Thủ Thừa khai hoang. Tại rạch Cây Gáo, bờ Nam kênh Trà Cú, thấy đây là khu vực giáp nước, nơi các dòng chảy gặp nhau, thuận tiện cho xuồng, ghe dừng đỗ nên ông dựng căn quán nhỏ buôn bán. Dần về sau, khu vực này trở nên đông đúc, hình thành một khu chợ (tiền thân chợ Thủ Thừa ngày nay), thành làng, lập ấp. Làng mới có tên là Bình Thạnh. Ông Mai Tự Thừa hiến căn quán nhỏ của mình lấy đất làm đình thờ Thành Hoàng (tiền thân đình Vĩnh Phong ngày nay), một biểu trưng cho làng xã ngày ấy.

26 thg 5, 2022

Cù Lao Thới Sơn (Cồn Lân) – Điểm du lịch sinh thái miệt vườn lý tưởng ở Tiền Giang

Tiền Giang là một tỉnh có thế mạnh về loại hình du lịch sinh thái miệt vườn trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, cù lao Thới Sơn với hệ sinh thái đặc trưng tiêu biểu của vùng sông nước Miền Tây là một địa danh du lịch Tiền Giang không thể bỏ qua.

Cù Lao Thới Sơn trên bản đồ

Cù lao Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, thuộc ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ví như những viên ngọc quý của sông Tiền. Bao phủ khắp cồn là một màu xanh bát ngát, cùng hệ thống mương rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ, cây trái xum xuê bốn mùa, trở thành điểm đến du lịch Miền Tây lý tưởng.

Cồn Phụng – Khu du lịch Cồn Phụng, Bến Tre

Bến Tre là vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa quanh năm cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt trĩu nặng phù sa. Với những vườn cây ăn trái sum suê, những vườn dừa bạt ngàn xanh mát, Bến Tre đã thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái, miệt vườn sông nước mang đậm cái tình của bà con nơi đây. Trong đó Cồn Phụng, là một trong những điểm du lịch Bến Tre nổi tiếng nhất.

Cồn Phụng – Bến Tre

Cồn Phụng còn được gọi với cái tên cồn Tân Vinh là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre . Cồn Phụng nằm trong quần thể tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trong đó, cồn Quy và cồn Phụng thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, còn cồn Long và cồn Lân là thuộc tỉnh Tiền Giang. Ở một số vùng miền của Việt Nam, thường ở Nam Bộ, người ta dùng khái niệm cồn hoặc cù lao để chỉ bãi giữa, là một dải đất hình thành ở giữa con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.