Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Cửu Long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Cửu Long. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 11, 2022

Bánh tráng ở ngọn Câu Quản

Trải dài theo ngọn Câu Quản (ấp Bình Khánh, xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh - từng vang bóng một thời tồn tại theo năm tháng.

Làng nghề hình thành vào khoảng năm 1952, được Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận vào năm 2007. Khi ấy, những vỉ bánh tráng được phơi đầy từ đầu ngọn đến cuối ngọn Câu Quản. Người trẻ nối tiếp người già, cùng rộn rã bên bếp lửa ấm cúng.

Đi “chợ ma” Tha La

Người dân địa phương gọi chợ với cái tên rất “rùng rợn”: "Chợ ma”, bởi khu chợ này chỉ nhóm họp vào khoảng từ 3 đến 5-6 giờ sáng. Ở chợ, người mua, người bán chủ yếu các loại cá sông, cá đồng, tôm, cua…, mà không có bất kỳ loại sản phẩm nào khác.

Từ lâu, chợ cá Tha La (xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc) đã nổi tiếng ở vùng biên giới An Giang. Khu chợ tọa lạc ở một đoạn đường ngắn dưới cầu Tha La, do các ngư dân địa phương tự mở, hoạt động chủ yếu về đêm, nên được gọi vui là “chợ ma” hay “chợ âm phủ”...

Đi chợ “bù lon” Long Xuyên

Nằm trên đường Nguyễn Văn Sừng và Nguyễn Đình Chiểu (phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), chợ “bù lon” mang nét độc đáo rất riêng. Chợ chỉ bán đồ tạp nhạp sắt đã qua sử dụng, còn người đi chợ đa phần là đàn ông!

Đầu đường Nguyễn Văn Sừng – Lê Minh Nguơn xuất hiện nhiều sạp hàng xôm tụ. Những mặt hàng này mang mùi dầu nhớt và màu sắc cũ kỹ đặc trưng.

Đình Mỹ Phước – di tích cổ giữa lòng thành phố

Di tích đình Mỹ Phước là công trình kiến trúc nghệ thuật, mang đậm dấu ấn kiến trúc triều Nguyễn, tọa lạc ngay trung tâm phường Mỹ Long (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ngôi đình đã gắn bó với lịch sử của thời kỳ khai mở vùng đất mới phương Nam bằng nét kiến trúc độc đáo, cổ kính…

Đình Mỹ Phước nằm ngay trung tâm TP. Long Xuyên, phía Đông giáp đường Nguyễn Huệ, phía Tây giáp đường Phan Chu Trinh, phía Nam giáp đường Hai Bà Trưng và phía Bắc giáp đường Lê Minh Ngươn.

14 thg 11, 2022

Thơ mộng cung đường N1

Đường tránh Quốc lộ 91, đoạn Châu Đốc – Tịnh Biên (tỉnh An Giang) “gây thương nhớ” bởi cảnh vật miền Tây dân dã, thân thuộc, nhưng không kém phần thơ mộng…

Con đường dài chỉ chục km, mở rộng chào đón khách phương xa khi vừa chớm vào địa phận TP. Châu Đốc, đưa khách đến cuối đường ở dưới chân cầu Tha La (xã Vĩnh Tế).

7 thg 11, 2022

Chuyện về 3 sắc phong thần của làng Bình Lập

Xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, dưới triều nhà Lê, các đạo sắc phong giữ vai trò quan trọng trong thiết chế văn hóa làng xã và rất thiêng liêng trong tâm thức của người Việt, vì các sắc phong thần được xem là công nhận chính thức của nhà nước phong kiến về sự hợp pháp của làng xã, về vị thần Thành Hoàng mà người dân thờ phụng trong các đình làng.

1. Hiện nay, cùng với các cơ sở tín ngưỡng dân gian, các sắc phong thần đã trở thành di sản văn hóa quý báu của địa phương, được người dân gìn giữ, bảo quản trong các ngôi đình. Ở Long An, đình Bình Lập (phường 3, TP.Tân An) hiện còn lưu giữ 3 sắc phong thần mà vua Tự Đức ban tặng cho làng Bình Lập.

Đình Bình Lập - nơi lưu giữ 3 đạo sắc phong thần của làng Bình Lập

6 thg 11, 2022

Khám phá đình Thới Sơn, điểm du lịch tâm linh độc đáo của huyện Tịnh Biên

Tọa lạc tại ấp Sơn Tây, xã Thới Sơn (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), đình Thới Sơn từ lâu đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân trong và ngoài địa phương. Hàng năm, vào các ngày 10, 11, 12/8 (âm lịch) có rất đông tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, người dân, du khách đến tham quan, cúng bái...

Đình Thới Sơn do Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên- người sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, cùng với những tín đồ xây dựng vào năm 1851. Ban đầu, đình được xây cất bằng cây rừng, mái tranh, vách lá, nền đất. Năm 1956, đình được người dân dựng lại, với khung sườn bằng gỗ, lợp ngói.

Hoàng hôn trên đỉnh Ba Thê

Thời khắc ấy, dường như mọi muộn phiền tan biến. Chỉ còn lại tâm tình thoáng đãng, hòa quyện vào mênh mang đất trời. Thời khắc ấy cũng minh chứng rằng, hoàng hôn không hẳn buồn, không phải là kết thúc!

Trên đỉnh núi Ba Thê hay còn gọi là núi Vọng Thê, Hoa Thê Sơn (thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) có ngôi chùa nhỏ mang tên Sơn Tiên. Từ cái tên đến khung cảnh nơi đây đều toát lên vẻ thoát tục, an nhiên.

Hai dòng Vàm Cỏ của Long An

Long An là tỉnh duy nhất của miền Tây Nam bộ không có dòng Cửu Long chảy qua. Tuy nhiên, Long An có 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây gắn liền với đời sống, văn hóa và lịch sử của người dân Long An.

1. Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây thường bị nhầm lẫn là 2 nhánh của sông Vàm Cỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là 2 dòng sông hoàn toàn khác nhau, hòa làm một trước khi đổ ra biển. Cả 2 dòng Vàm Cỏ đều bắt nguồn từ Campuchia. Nếu Vàm Cỏ Đông chảy qua các huyện vùng thượng: Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức rồi vào Cần Đước trở thành Vàm Cỏ thì Vàm Cỏ Tây lại qua vùng Đồng Tháp Mười với các huyện, thành phố: Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thủ Thừa, Tân An, Châu Thành, Tân Trụ rồi nhập vào sông Vàm Cỏ và đổ ra cửa biển Soài Rạp.

Sông Vàm Cỏ Tây "ấp ôm" TP. Tân An (Ảnh: Phan Thư)

Đồng chí Võ Văn Ngân - Người con ưu tú của quê hương Long An

Đồng chí Võ Văn Ngân sinh năm 1902 tại làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, sẵn sàng vùng lên chống phong kiến áp bức và thực dân Pháp xâm lược. Gia đình đồng chí Võ Văn Ngân là một trong những gia đình có truyền thống yêu nước ở địa phương. Đồng chí và những người anh em họ Võ là cánh chim đầu đàn của vùng đất Đức Hòa trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đồng chí Võ Văn Ngân (Ảnh TL)

3 thg 11, 2022

Ấn Độ giáo trên đất Long An

Ấn Độ giáo là một tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng và đạo lớn thứ 3 trên thế giới, nhiều học giả tin rằng tôn giáo này có niên đại khoảng 4.000 năm, là tôn giáo lâu đời nhất. Ấn Độ giáo du nhập vào các tỉnh Nam bộ (trong đó có Long An) từ những năm đầu Công nguyên, thông qua quá trình thông thương buôn bán của các thương nhân ở các thị cảng của Vương quốc Phù Nam và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Nhiều hiện vật được tìm thấy trong quá trình khai quật tại Long An đã chứng minh điều đó.

Những bức tượng thần Vishnu tại bảo tàng

Trong tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, có 3 vị thần tiêu biểu là Vishnu, Brahma và Shiva, hợp thành bộ tam thần Trimurti. Trong đó, thần Vishnu có đầy đủ sự uy phong, là vị thần tử tế, ít gây khiếp sợ và được thờ cúng rộng rãi nhất. Bảo tàng - Thư viện tỉnh hiện lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến Ấn Độ giáo, tiêu biểu có các pho tượng thần Vishnu.

Nhớ dưa nho rừng của ngoại

Nho rừng là một loại cây tầm gởi, sống nương nhờ vào những bụi tre làng. Bất kỳ ở một vùng quê nào của miền Tây cũng đều có sự hiện diện của loại cây này. Nho rừng bắt đầu ra hoa vào độ tháng 5, tháng 6 âm lịch.

Ngày xưa, đời sống còn quá nhiều khó khăn, thiếu thốn, bữa cơm gia đình thường là bát canh tập tàng có vài con tép mũi, một dĩa rau luộc chấm nước tương, lâu thật lâu mới được ăn ít thịt hoặc cá.

Nho rừng đem muối dưa chua

Lăng Mạc Cửu - Hà Tiên

Chần chừ mãi rồi tôi cũng đến Hà Tiên (Kiên Giang). Sau hơn 300 năm, từ thời Mạc Cửu không thần phục nhà Thanh vào năm 1671 dắt theo một đoàn tùy tùng gồm 400 người đến đây phá đất mở cõi bờ. Để khi chạm đến núi Bình San, chân theo những bậc cấp, lên cao lần, gặp ngôi mộ của Mạc Cửu, trong lòng bộn bề cảm giác.

Núi Bình San ở thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) có độ cao hơn 50 mét, một ngọn núi đẹp.

Cổng vào khu lặng mộ Mạc Cửu ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

1 thg 11, 2022

Mật Ong Rừng tràm U Minh Hạ Cà Mau – Món quà quý từ thiên nhiên

Cà Mau vùng đất cực nam của Tổ Quốc không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp, mà còn gây thương nhớ cho du khách bởi một món đặc sản đầy ngọt ngào, mang thương hiệu mật ong rừng U Minh Hạ.

Mật ong rừng U Minh Hạ được thu hoạch hoàn toàn thủ công truyền thống từ làng nghề “Gác kèo ong”, hoàn toàn giữ nguyên trọn giá trị dinh dưỡng thuần tự nhiên từ mật. Ong mật hút từ các nhụy hoa tràm, hình thành nên các tổ ong to tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, sắc đẹp.

Mật ong rừng U Minh Hạ

Vườn quốc gia U Minh Hạ nổi tiếng với rừng tràm bạt ngàn và là nơi sinh sống, trú ngụ của nhiều loài động thực vật quý hiếm như khỉ, nai, heo rừng, trăn, rắn, kỳ đà… Đặc biệt, khi cây tràm trổ bông cũng là mùa để cho những con ong cần mẫn đi hút nhụy hoa, ươm mật cho đời.

29 thg 10, 2022

Năm món ăn đặc sản Sa Đéc

Hủ tiếu, bánh tằm bì, cá lóc nướng... là những đặc sản du khách nên thử khi có dịp đến thành phố Sa Đéc.

Sa Đéc là thành phố nhỏ, hiền hòa thuộc tỉnh Đồng Tháp. Địa điểm này không chỉ nổi tiếng với nhiều thắng cảnh đẹp, là vựa hoa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, mà còn gây thương nhớ bởi nhiều món ăn ngon. Nếu ghé thăm Sa Đéc, bạn nhất định phải thưởng thức các đặc sản dưới đây.

Hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu là một trong những món nổi tiếng nhất Sa Đéc. Đặc biệt, thành phần làm nên món ăn này không thể thiếu sợi hủ tiếu từ bột gạo, mềm nhưng không bở. Theo người địa phương, bí quyết cho một tô hủ tiếu Sa Đéc thơm ngon tròn vị thì sợi hủ tiếu nên trụng nhanh qua nước sôi, không để quá lâu sẽ bị nhão và đứt gãy.

Các nguyên liệu như gan, cật, thịt... nên chà muối kỹ, làm sạch để không ám mùi. Nước lèo nấu từ xương ống hầm và vớt bỏ lớp bọt liền tay để giữ cho nước dùng luôn trong. Để nước lèo dậy mùi đặc trưng và ngọt thơm, còn phải có thêm vài con khô mực nướng và tôm khô.

23 thg 10, 2022

3 đặc sản An Giang

Đặc sản An Giang mang những hương vị đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Nếu có dịp ghé chân nhất định bạn đừng bỏ qua những đặc sản này nhé.

1. Tung Lò Mò Châu Phong


Đây là tên gọi của món Lạp xưởng bò của người Chăm theo đạo Hồi ở An Giang. Vì là món ăn truyền thống của người Chăm nên hương vị của nó khác hẳn so với ẩm thực Việt Nam.

19 thg 10, 2022

Đình cổ ở quê Bình Mỹ

Đình thần Bình Mỹ là ngôi đình cổ nằm bình yên bên một bờ rạch ở làng quê Bình Mỹ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Sau bao thăng trầm lịch sử, nhưng đình vẫn giữ lại phần lớn nét cổ kính, bình yên vốn có hàng trăm năm nay...


Đình Bình Mỹ được xây dựng lần đầu vào những năm cuối thế kỷ XVIII, bằng mái tranh, vách lá, nằm bên vàm rạch Trà Vơ (cách đình hiện nay 2,5 km về hướng Tây Bắc), với tên gọi đình thần Long Mỹ. Năm 1815, ngôi đình bị cháy. Sau đó, được xây dựng lại, đổi tên thành đình Bình Mỹ, theo tên của thôn Bình Mỹ, tổng Định Thành, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Năm 1890, đình được dựng lại, sau khi bị cháy lần thứ 2.

18 thg 10, 2022

Chợ ở Bến Cỏ, Ô Lâm

Nếu không phải là người địa phương, sẽ chẳng ai biết bến cỏ nằm ở đâu. Gọi là “bến” cho sang, chứ thật ra, đó chỉ là khoảnh nước nhỏ, đủ để mấy chiếc xuồng quay trở đầu, tấp cỏ vào bờ.

Chúng tôi ghé xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) sớm đến mức, bến cỏ lẫn chợ cỏ nơi đây chưa hoạt động. Chị Nguyễn Thị Hạnh (32 tuổi, một phụ nữ địa phương) cặm cụi bên xe nước giải khát. Vắng khách, chị kể chuyện đời mình. Từ xứ khác về đây lập nghiệp, sống cùng cha già và 2 con nhỏ, chị chứng kiến bao đổi thay của xóm cỏ. Đã có thời, người dân sống khỏe nhờ cỏ. Chợ cỏ Ô Lâm trở thành địa điểm nổi tiếng xa gần đối với nhiều người, nhất là những hộ chăn nuôi bò. Cực thịnh ắt sẽ suy, nghề dần mai một, đặc biệt là “giọt nước tràn ly” của đợt dịch COVID-19.

Tượng cổ chùa Long Quang ở Cần Thơ

Đến với vùng đất Bình Thủy tại Thành phố Cần Thơ, không ai không nhắc đến chùa Long Quang, ngôi chùa có lịch sử lâu đời, qua các giai đoạn lịch sử, với khoảng thời gian tồn tại gần 200 năm qua. Ngôi chùa do thiền sư Liễu Huệ khai sơn vào năm 1824, lịch sử ghi lại: Thiền sư Thiện Quyền “Ngài họ võ, huý văn Quyền. Ngài quy y với hoà thượng Thiên Ấn ở chùa Linh Quang (Gia Định). Ban đầu chùa là ngôi thảo am tranh, do số tín đồ quy theo Phật ngày thêm đông, thảo am trở nên chật chội. Năm 1835, hòa thượng cho xây chùa và đặt tên là Long Trường Tự, với ý nghĩa nguyện cầu chùa bền như trời đất như núi sông theo ý muốn của câu Hán tự “Dữ thiên địa long hưng – Hoà sơn hà trùng cửu”. Cũng vào năm Minh Mạng 16 (1835) chùa được liệt kê vào danh sách các tự viện và được miễn sưu thuế. Thiền sư Liễu Huệ đã sống hết lòng với sự tu hành tại chùa cho đến khi mãn phần”(1).

Long Quang cổ tự trải qua 7 đời trụ trì, đương nhiệm trụ trì hiện tại là Thượng tọa Thích Bình Tâm.

Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chùa Long Quang là nơi nuôi dưỡng và bảo hộ, che chở cho chiến sĩ cách mạng. Những hiện vật, đồ thờ tự, công trình kiến trúc… được lưu giữ cho đến ngày nay đã minh chứng cho giá trị lịch sử – văn hóa của ngôi tự viện này.

Chùa Âng – Di tích nghìn năm tuổi ở Trà Vinh

Chùa Ang Kon Raig Borei còn gọi là chùa Âng, tọa lạc khóm 4, phường 8, Tp.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ X (năm 1534 Phật lịch, tức năm 990 Dương lịch). Chính điện được xây dựng vào năm 2386 Phật lịch, tức năm 1842 Dương lịch với những giá trị kiến trúc độc đáo còn lưu giữ đến hôm nay. Cổng chùa ở hướng đông được xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, trang trí các hình tượng truyền thống của người Khmer như Yăk (chằn), Key No (tiên nữ), Krud (chim thần)… Bên trong hàng rào bao quanh chùa Âng là hào nước.