Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Tháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Tháp. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 6, 2020

Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc – Đồng Tháp

Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc tọa lạc tại số 91, đường ĐT.848, khóm 2, phường 2, thành phố Sa Đéc, với hàng chục món bánh dân gian từ bánh ngọt cho đến bánh mặn cùng các loại chè đã thu hút nhiều thực khách đến thưởng thức mỗi khi có dịp du lịch Đồng Tháp.


Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc có tổng diện tích gần 1000 m2 là một không gian hòa quyện ẩm thực đậm chất dân dã ở Đồng Tháp. Thoạt nhìn từ bên ngoài, khu ẩm thực này không khác gì so với các khu dịch vụ ăn uống của người dân miền Tây. Tuy nhiên, bên trong khu ẩm thực là một không gian thôn quê yên lành, thư thái của một làng bột thu nhỏ.

Chùa Bửu Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở Đồng Tháp

Chùa Bửu Hưng tọa lạc tại xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cách trung tâm TP Sa Đéc khoảng 9km. Đây là ngôi chùa cổ bậc nhất tại huyện Lai Vung có giá trị nghệ thuật cao mang nét đặc trưng của kiến trúc Phật giáo vùng đất phía Nam. Bửu Hưng cổ tự đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 3/8/2007.

Chùa Bửu Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Vì ngôi chùa nằm bên cạnh rạch ông Cả Cát nên người dân quen gọi đây là chùa Cả Cát hàng trăm năm nay. Theo lịch sử ghi chép tại chùa thì Bửu Hưng tự được thiền sư Nguyễn Đăng từ kinh thành Huế vào đây dựng chùa vào giữa thế kỷ 18, khoảng những năm 1777 – 1780 với vật liệu tạm bợ là tre trúc, vách đắp bùn, lợp lá dừa nước.

7 thg 6, 2020

'Check-in' vườn chà là rực rỡ độc đáo ở miền Tây

Những ngày này, một điểm du lịch, check in được nhiều bạn trẻ nhắc đến là vườn chà là rực rỡ sắc màu lạ mắt ở TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Khách tham quan chụp ảnh check in ở vườn chà là - Ảnh: T. LŨY

Vườn nằm cạnh đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao, phường Tân Quy Đông, từ hơn chục ngày nay nhộn nhịp hẳn lên... Vườn chà là đã được chủ vườn trồng hơn chục năm, nhưng năm nay là năm đầu tiên chủ vườn mở cửa cho du khách vào tham quan chụp ảnh.

23 thg 5, 2020

Vườn chà là ở miền Tây lần đầu mở cửa đón khách

Những ngày gần đây, nhiều du khách đến làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đều tỏ ra thích thú với vẻ đẹp của khu vườn có hàng trăm cây chà là đang cho trái.

Đây cũng là lần đầu tiên chủ khu vườn này mở cửa phục vụ khách tham quan. Với sắc vàng của những chùm chà là đang trĩu quả, nơi đây nhanh chóng trở thành địa điểm tham quan, chụp ảnh của nhiều người.

Vườn chà là này nằm trên đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao, ở phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc. Chủ vườn chà là này cho biết, trong vườn hiện có tổng số hơn 100 cây chà là đã trên 10 năm tuổi, cây đã bắt đầu cho trái 3 năm nhưng năm nay là năm cây cho nhiều trái nhất nên chủ vườn quyết định mở cửa cho khách vào tham quan, chụp ảnh với giá vé 20 ngàn đồng/người.

Du khách tạo dáng chụp ảnh tại vườn chà là

8 thg 3, 2020

Lẩu cá lau kiếng khiến tôi thèm hoài, nhớ mãi

Cá lau kiếng giờ đây đã không còn xa lại với người dân miền Tây nữa. Từ một sinh vật ngoại lai có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái, giờ đây cá lau kiếng thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn.

Lẩu cá lau kiếng là món tết miền Tây tôi luôn nhớ 

Miền Tây sông nước từ lâu đã trứ danh với sự phong phú của sản vật cùng sự hào phóng của con người. Sự hào sản ấy thể hiện qua các món ăn - không chỉ độc đáo về hương vị mà nguyên liệu chế biến lạ lẫm có khi lại làm cho người ăn ngỡ ngàng.

10 thg 12, 2019

Du ngoạn làng lò gạch

Mỗi lần bay ngang bầu trời Nam bộ, ngoài bạt ngàn xanh cây trái và sông nước uốn lượn thì đập vào mắt du khách là những cụm tháp nâu đỏ nổi bật. Có dịp vào bên trong lại ngỡ là những Tháp Chàm hay các đền tháp cổ xưa. Thật ra là những lò gạch.

Chưa ai biết rõ kỹ thuật xây lò để nung gạch có từ bao giờ và xuất phát từ đâu. Chỉ biết rằng gạch là vật liệu chính được làm từ đất sét nung để xây dựng từ xa xưa.

Di chỉ khảo cổ với hiện vật gạch được tìm thấy ở khu vực gần sông Tigris (Trung Đông) có niên đại 7.500 trước Công nguyên. Phải là đất sét mới làm được gạch.

Đất trộn với nước, nhồi nhuyễn và đưa vào khuôn đóng thành viên, màu nâu xám, phơi hoặc sấy khô rồi chất vào lò. Lò đốt bằng củi, các loại than trấu, khí đốt…suốt nhiều giờ.

Khi gạch "chín", chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm. Trải mấy ngàn năm, hình dạng gạch gần như không thay đổi, ban đầu là gạch chỉ, còn gọi là gạch thẻ (đặc), sau này có thêm gạch tàu (vuông), gạch ống.

Một góc làng Lò gạch An Hiệp, Châu Thành, Đồng Tháp

4 thg 12, 2019

Nơi 'độc' nhất miền Tây có ngôi nhà có 100 cột hơn 100 năm tuổi

Về miền Tây, ghé ngôi nhà hơn 100 năm tuổi, ngôi nhà trăm cột tọa lạc ấp Tây (xã Tân Bình, H.Châu Thành, Đồng Tháp) do ông Lê Minh Tồn (78 tuổi) ngày ngày chăm sóc, giữ gìn. Ngôi nhà độc đáo trên có 6 thế hệ đã từng ở. 

Ông Lê Minh Tồn dẫn khách tham quan nhà cổ trăm cột. ẢNH: DUY TÂN 

Ông Lê Minh Tồn là cháu đời thứ 4 của cụ Lê Văn Nhẫn (Cả Nhẫn, người xây cất ngôi nhà này). Nhà do một nhóm thợ từ làng nghề chạm khắc nổi tiếng ở Huế đến xây dựng và trang trí trong 3 năm mới hoàn thiện. 

10 thg 11, 2019

Mùa mạ non rộn ràng trên đồng Tháp Mười

Những ngày này, nếu có dịp đi qua quốc lộ N2 (đoạn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), bạn sẽ nghe thoang thoảng mùi mạ non.

Cũng giống mùi khói đốt đồng, rơm rạ, mùi mạ non với những ai từng là con nhà nông là bầu trời ký ức.

Mùa mạ non ở Tháp Mười (Đồng Tháp) năm nay có thêm sinh khí mới từ sự đổi thay của cơ giới hóa trong sản xuất. Những chiếc máy cấy có thể thay thế vài chục lao động, lại rút ngắn thời gian gieo sạ, giặm lúa, giảm hao hụt trong sản xuất.

Chỉ cần một vài lao động thu gom mạ, vận chuyển bằng máy kéo ra đồng. Trung bình một máy cấy có thể cấy 15ha/ngày, thậm chí cấy vào ban đêm. Một người lái máy cấy, người còn lại phân phối các khay mạ.

Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười có khoảng 70% diện tích (tổng diện tích của HTX khoảng 570ha) đã được áp dụng máy cấy. 

Mùa lúa mới thường bắt đầu khi nông dân bơm rút nước lũ trên đồng. Bầy cò thế được thết đãi bữa cá no nê. Hàng ngàn con cò kéo nhau về đồng kiếm cá, chúng gọi nhau làm rộn ràng cả một góc quê - Ảnh: NGỌC TÀI

10 thg 10, 2019

Ngôi nhà hơn 120 năm tuổi cho khách ở lại qua đêm

Du khách phải trả 550.000 đồng một phòng để ở lại nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, trải nghiệm cảm giác sống trong căn nhà của quý tộc xưa. 

Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (TP Sa Đéc, Đồng Tháp) do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người Hoa giàu có xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ náo nhiệt ven sông Sa Đéc. 
Căn nhà có diện tích 258 m2, được xây lối kiến trúc phương Tây pha trộn kiểu Hoa. Về sau, người con trai út của ông là Huỳnh Thủy Lê nhận quyền thừa kế ngôi nhà. 

23 thg 7, 2019

Cá lóc phơi khô trên đường về Hồng Ngự

Ai về huyện biên giới Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp sẽ thường bắt gặp những cảnh thú vị này bên đường. Những phên cá lóc đang được phơi khô dậy mùi đặc sản nổi tiếng của địa phương.

Cá lóc đồng mùa lũ được phơi khô

Nếu về mùa lũ, người ta có thể mua được khô cá lóc đồng dù không còn nhiều. Đặc điểm nhận biết thường là cá lóc nhỏ (dân địa phương quen gọi cá trào), thịt chắc, ít vị tanh.

Còn mùa nắng, hầu hết là cá nuôi bè, những con cá lóc nặng cỡ nửa ký được xẻ dọc rồi phơi khô. Và la cà xóm dân trên các bờ bao chống lũ, khách còn được xem tận mắt quy trình làm khô cá lóc qua bàn tay thuần thục của phụ nữ miệt này.

10 thg 5, 2019

Ngỡ ngàng 'đường phượng bay' dài 4 cây số ở Lấp Vò

Đoạn đường trồng phượng vĩ trên tuyến QL80 ngang địa bàn xã Bình Thành, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) trổ hoa rực rỡ vào tháng 5 khiến nhiều người say đắm.

Con đường hoa phượng trên tuyến QL80 - Ảnh: THÀNH NHƠN

Những ngày đầu tháng 5, nhiều người đi trên quốc lộ 80 theo hướng từ TP. Sa Đéc về phà Vàm Cống (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đi ngang xã Bình Thành vô cùng hào hứng khi được ngắm hoa phượng nở đỏ rực suốt đoạn đường dài gần 4km.

4 thg 2, 2019

Làng bột lâu đời ở Sa Đéc làm việc gấp ba ngày thường để đón Tết

Du khách có thể tham quan quy trình làm bột và thưởng thức các món bánh ngọt ngào hương vị miền Tây. 

Theo con rạch Ngã Bát (Sa Đéc, Đồng Tháp) đỏ nặng phù sa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những tấm bột được phơi trên giàn đều tăm tắp. Không ai biết chính xác thời điểm làng bột này xuất hiện nhưng có gia đình ở đây đã 3-4 đời làm nguyên liệu chế biến các loại bánh, sợi cho bữa ăn. 

3 thg 2, 2019

Tô hủ tiếu giá 7.000 đồng nức tiếng Sa Đéc hơn 50 năm

Ai từng thử đồ ăn tại quán bà Sẩm đã tồn tại từ năm 1968 đến nay đều tấm tắc khen ngon. 

Từ sáng sớm đến tối mịt, gian nhà nhỏ chừng 20 m2 trên đường Trần Hưng Đạo, phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp lúc nào cũng tấp nập người ra vào. Hỏi người địa phương, du khách biết được đây là quán hủ tiếu Bà Sẩm. 

29 thg 1, 2019

Tới Sa Đéc nên dừng chân ở chỗ này

Một thầy giáo dạy toán ở TP Sa Đéc tranh thủ những giờ không lên lớp cất công thiết kế và xây dựng khu nhà nghỉ giữa những cánh đồng hoa TP Sa Đéc. Đáng nói, toàn bộ khu nhà nghỉ này được làm bằng tre, rất đẹp và gần gũi với thiên nhiên.

Thầy giáo đang sở hữu khu nhà nghỉ độc đáo nêu trên là thầy Huỳnh Trịnh Quốc Phong – một giáo viên dạy Toán ở TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Theo thầy Phong, cơ duyên ông bắt đầu làm du lịch từ những chuyến du lịch ở nước ngoài và bắt gặp một khách sạn 5 sao làm bằng tre hết sức ấn tượng.

Từ đó, thầy Phong suy nghĩ, Việt Nam tre nhiều vô số kể, ở tận trời Tây người ta làm được thì mình cũng làm được. Khoảng đầu năm 2018, thầy Phong thuê một mảnh đất rộng khoảng 4.000 m2 (phường Tân Qui Đông, TP Sa Đéc) thực hiện ước mơ làm du lịch theo hình thức homstay của mình.

Hiện khu nhà nghỉ homstay của thầy giáo Phong đã hoàn thiện 4 bungalow và 1 nhà ăn trung tâm, toàn bộ được làm bằng tre. Sắp tới thầy Phong thiết kế và xây dựng một dãy phòng dành cho khách đoàn, có sân sinh hoạt chung, có vườn rau, chỗ tắm nắng cho du khách… 

Khu nhà nghỉ của thầy giáo Huỳnh Trịnh Quốc Phong có cảnh quan tuyệt đẹp, vật dụng mỗi "túp lều" được bằng chủ yếu bằng tre, thân thiện với môi trường. 

13 thg 12, 2018

Chùa Phước Kiển (chùa Lá Sen, Đồng Tháp)

Phước Kiển chỉ là một  ngôi chùa nhỏ ở miền quê, về mặt kiến trúc cũng như lịch sử không có gì đặc sắc lắm. Tuy nhiên những năm gần đây ngôi chùa nhỏ này luôn nhộn nhịp khách du lịch viếng thăm, vì người ta phát hiện ra nơi đây có loài sen lá rất to, người lớn có thể đứng lên được. Và cũng do đó chùa có thêm tên mới: Chùa Lá Sen.


Cho đến trước năm 1992, đây vẫn chỉ là ngôi chùa bình dị, không mấy ai biết tới. Hòa thượng Thích Huệ Từ (trụ trì chùa Phước Kiển) kể lại: Năm 1992, sư phát hiện dưới ao xuất hiện loài sen lạ xen lẫn với đám bông súng. Thấy vậy, nhiều người hiếu kỳ đến xem. Họ không biết tên thật của loài sen này là gì nên nhìn vào hình dáng của lá mà gọi là sen vua, sen nia (lá to bằng cái nia)... Cái tên chùa Lá Sen cũng ra đời từ đó.

22 thg 11, 2018

Nhộn nhịp làng dệt choàng trăm tuổi ở miền Tây

Làng nghề dệt choàng Long Khánh (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) nổi tiếng với những chiếc khăn rằn Nam bộ nay khoác lên mình diện mạo mới, nhộn nhịp, hối hả sản xuất mỗi sáng.

Làng nghề dệt choàng Long Khánh có thêm nhiều sản phẩm đa công dụng - Ảnh: NGỌC TÀI

Trải qua bao thăng trầm, những nghệ nhân làng dệt choàng Long Khánh (xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự) không chỉ giữ nghề, mà còn đưa những chiếc khăn trở thành món quà lưu niệm không thể thiếu mỗi khi ghé về quê hương Đồng Tháp.

14 thg 10, 2018

13 thg 9, 2018

Dấu ấn lịch sử của cố nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài

55 bức ảnh đen trắng được chọn lọc trong kho tàng hàng ngàn bức ảnh của cố nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài đã được Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày nhằm tưởng nhớ 17 năm ngày mất của ông. Ông được coi là người thầy và là một trong những cánh chim đầu đàn của phong trào Nhiếp ảnh thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam. 

Trong những tác phẩm trưng bày tại triển lãm có cả một bộ ảnh (gồm 5 ảnh) về đề tài chiến tranh vừa vinh dự nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật chuyên ngành Nhiếp ảnh đợt 5 - năm 2016, trao giải vào năm 2017.

Các bức ảnh được trưng bày thể hiện dấu ấn lịch sử của Việt Nam, về những khoảnh khắc tiêu biểu của quân và dân Nam bộ trong lao động, sản xuất, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu trong lễ Khai mạc đã khẳng định: “Ảnh Đen - Trắng của anh Lâm Tấn Tài là đỉnh cao của nghệ thuật nhiếp ảnh. Là tư liệu rất quý của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đối với thế hệ sau này ghi nhớ và học tập.”

Du khách đến tham quan triển lãm. Ảnh: Đặng Kim Phương

20 thg 8, 2018

Thăm ngôi nhà của “Người tình” ở Sa Đéc

Hơn 100 năm, dẫu qua những thăng trầm của thời gian và biến động lịch sử, ngôi nhà vẫn tồn tại và đẹp lộng lẫy, ghi dấu một thủa vàng son.

Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi tới thành phố miền tây Sa Đéc (Tỉnh Đồng Tháp). Ngoài kiến trúc và lịch sử lâu đời, ngôi nhà còn liên quan đến một cuộc tình không biên giới hồi đầu thế kỷ 20 giữa công tử con chủ nhân ngôi nhà giàu có – ông Huỳnh Thuỷ Lê – người Việt gốc Hoa và một cô gái người Pháp tên là Marguerite Duras, về sau là nhà văn

23 thg 7, 2018

Củ ấu miền Tây - món quà vặt ngọt bùi của trẻ con vùng quê

Có vẻ ngoài đen đúa, ngộ nghĩnh, song bên trong củ ấu lại trắng ngần, vị ngọt bùi, là món ăn vặt một thời của trẻ con.

Vài tuần trước tôi có dịp về thăm quê. Tôi thích cảm giác mỗi khi xe chạy ngang xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp hay trên tuyến đường đi tỉnh ngang Vĩnh Long. Hình ảnh từng túp lều nhỏ ven đường, nhiều nồi ấu to đùng đang nghi ngút khói, cạnh đó là những túi củ ấu còn nóng hổi, khiến tôi nhớ mãi. Đó không chỉ là một món ăn đã gắn liền với tuổi thơ, không chỉ riêng tôi, mà có lẽ còn là ký ức của biết bao thế hệ.

Đến miền Tây, không khó để tìm mua củ ấu ở bất kỳ thời điểm nào, bởi người nông dân có thể trồng 3 vụ, mỗi vụ kéo dài 3 tháng trong năm.