Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 1, 2021

Hiện vật quý ở Bảo tàng Đồng Nai

Bảo tàng Đồng Nai hiện đang lưu giữ trên 21 ngàn hiện vật. Trong số này có những hiện vật quý có tuổi đời thuộc dạng cổ, xưa, độc bản.

Tượng tê tê (hay con gọi là con trút) bằng đồng, kích thước: cao 7,5cm, rộng 9,5cm, dài 37,3cm với trọng lượng 2,65kg đang được trưng bày tại Bảo tàng Đồng Nai. ảnh: V.Truyên

11 thg 10, 2020

Vườn cao su 112 năm tuổi của người Pháp còn sót lại ở Việt Nam

Vườn cao su đầu tiên do người Pháp trồng thử nghiệm ở Việt Nam đã bước sang tuổi 112 và đang được giữ gìn, bảo tồn. Nhiều "cụ" cây có đường kính 1-3 mét, cao hàng chục mét.

Vườn cao su bảo tồn có diện tích 8 ha nằm ở xã Bàu Hàm 2 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Đây là vườn cao su đầu tiên do người Pháp trồng, còn sót lại ở Việt Nam cho đến ngày nay. Vườn đang được Nông trường cao su Dầu Giây trực tiếp quản lý, bảo tồn. 

21 thg 9, 2020

Bến Nôm mùa tảo xanh những hòn 'đảo chìm' lộ diện ảo diệu

Bến Nôm là một lựa chọn lý tưởng cho ngày nghỉ lễ 2.9 bởi không xa TP.HCM. Và bởi sức hút của hình ảnh những "hòn đảo chìm" lộ diện ảo diệu trên một màu nước xanh ngắt nhờ... tảo. 


Bến Nôm (xã Phú Cường, H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai), nằm trên QL 20, cách ngã tư Dầu Giây khoảng 20km về hướng đi Đà Lạt. Bến Nôm thuộc 1 nhánh của hồ thủy điện Trị An. Vào mùa nước cạn, nơi đây lộ ra những gò đất như những "đảo chìm" đã... nổi. 

Mùa hè cũng là mùa tảo xanh phát triển mạnh, vào thời điểm nước cạn một màu xanh mơn mởn trải dài khắp cả khu vực, tạo nên một bức tranh đẹp ngỡ ngàng. Và trên nền xanh đặc biệt ấy nổi bật hình ảnh những chiếc ghe đánh cá của ngư dân vốn cũng... đặc biệt. Bởi dải lưới được thiết kế nằm ở mũi ghe, từ trên cao nhìn xuống trông như một chiếc đuôi cá long lanh.

Đến Bến Nôm lúc bình minh, nhiều người ngất ngây khi bắt được những khoảnh khắc tuyệt đẹp với màn sương sớm lung linh còn đọng trên những dải cỏ xanh mướt mới nhú lên khi nước cạn. Màu xanh của tảo còn thay đổi tùy theo ánh sáng mặt trời đổ xuống mặt nước. 

30 thg 8, 2020

'Giữ lửa' cho xứ gò thùng Kim Bích

Nghề gò thiếc Kim Bích xuất hiện ở KP.2, P.Hố Nai (TP.Biên Hòa) từ những năm 1970. Từ “xứ” gò thùng ban đầu ở khu vực giáo xứ Kim Bích với hơn chục hộ, giờ đã có cả trăm hộ đang sống với nghề. Từng có thời làng nghề này gần như bị mai một, nhưng hiện nay sản phẩm thiếc gò “made in Kim Bich” không chỉ được đưa đi nhiều nơi mà còn xuất khẩu ra nước ngoài...

Ông Triệu Bá Đón (ngụ P.Hố Nai, TP.Biên Hòa) nhận sửa hàng cho khách. Ảnh: P.Liễu 

“Giữ lửa” nghề, nhiều thế hệ thợ gò cả đời lăn lộn, tìm tòi, học hỏi để đưa nghề gò hàn truyền thống ngày một phát triển, mặc cho những vết sẹo do bị thiếc cắt, cứa trên đôi tay họ mỗi ngày một dày hơn.

12 thg 8, 2020

Cái giếng cổ ở Lò Heo - chuyện ngày xưa về quán Lẩu tôm Năm Ri

Anh Bùi Thuận là dân sống lâu năm ở Biên Hòa nên biết nhiều chuyện hay ở đây thuở xa xưa. Rất may là anh có dịp kể lại đây đó những câu chuyện ấy qua những bài báo, quyển sách đã phát hành cho đám hậu sinh như tui và các bạn cùng biết. Từng mảnh vụn trong những câu chuyện kể của anh có thể thành một câu chuyện riêng thú vị. Thí dụ như câu chuyện về quán Lẩu tôm Năm Ri mà tui mạn phép trích ra ở đây.

Quán Lẩu tôm Năm Ri nằm cạnh ngôi chùa Bửu Sơn, cũng rất nổi tiếng

Câu chuyện này là cắt một miếng trong bài viết về ông Lương văn Lựu - tác giả bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên - và bài này lại là cắt một phần trong bộ sách Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai gồm nhiều tập do anh Bùi Thuận biên soạn.

Ghi chú: Do bài trích cắt ngang hông nên xin chú thích thêm một chút: ông Hai Quan tức Võ văn Quan là người kể chuyện, thành viên ban quý tế đình Tân Lân. Thầy Tư Lựu là ông Lương văn Lựu.

4 thg 7, 2020

Mùa cá lìm kìm ở hồ Trị An

Tháng 3-4 (âm lịch) nước hồ Trị An bắt đầu dâng cao, cá lìm kìm qua mùa sinh sản trưởng thành nổi dềnh trên mặt nước. Đây là thời điểm ngư dân đánh bắt được nhiều cá lìm kìm nhất so với các tháng khác trong năm. 

Ngư dân Lê Văn Cường (ngụ ấp Bến Nôm 2, xã Phú cường, H.Định Quán) với chiếc ghe vồn bắt cá lìm kìm của mình 

Theo những ngư dân đánh bắt cá lìm kìm ở ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường (H.Định Quán), vào mùa cá lìm kìm, một đêm (từ 7 giờ tối tới 4 giờ sáng) đi ủi vồn (là một loại dụng cụ đánh bắt cá làm bằng tre với phần phía trước rộng, phần phía sau hẹp), chí ít mỗi ghe cũng thu được từ 40-50kg cá, còn nhiều thì từ 70-100 kg/ghe. Giá cá ngư dân đem lên bờ bán được 30 ngàn đồng/kg.

Người canh 'giấc ngủ' của tiền nhân

Khu lăng mộ danh nhân văn hóa Trịnh Hoài Đức (1765-1825, tác giả của bộ Gia Định thành thông chí, quan đại thần dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng) nằm ở KP.3, P.Trung Dũng (TP.Biên Hòa) được xây dựng cùng năm ông mất đến nay đã khoảng 195 năm. Lăng mộ được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Người có công gìn giữ và chăm sóc lăng mộ danh nhân Trịnh Hoài Đức suốt hơn 22 năm qua là cựu chiến binh Nguyễn Đức Thùy (80 tuổi, ngụ P.Trung Dũng, thường gọi là ông Ba). 

Ông Nguyễn Đức Thùy giới thiệu về tiểu sử danh nhân Trịnh Hoài Đức được khắc trong lăng mộ. Ảnh: Đăng Tùng 

Chia sẻ về lý do gắn bó với công việc này, ông Ba cho biết, với ông công việc này không đơn thuần để mưu sinh mà còn thể hiện sự trân trọng, ngưỡng vọng hướng về bậc tiền nhân có công với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.

8 thg 5, 2020

Linh Bửu Tự - Chùa quê lặng lẽ bên dòng đời xuôi ngược

Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, đất Thị Cầu - Phú Đông (thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) còn là một vùng rừng đồi hoang vắng thâm u thưa thớt dấu chân người qua lại, chỉ có một vài con lộ nhỏ đã thành đường mòn e dè mở lối liên thông giữa các thôn ấp đi ngang qua những ngọn đồi thoai thoải rậm rạp cỏ cây và gai góc…


Năm 1956, Sư Thích Đạt Thông, pháp hiệu Tánh Tang, xuất gia tu hành theo Thiên Thai Giáo Quán Tông (là dòng thiền Việt Nam xuất phát từ Thiên Thai Giáo Tông của Trung Quốc, vị Tổ khai sáng là Thiền sư Hiển Kỳ, pháp danh Nhiên Công, quê ở Cần Giuộc - Long An), vốn là dân ở xã Phú Hữu lân cận đã lặn lội về vùng rừng đồi hoang sơ này, lặng lẽ khai hoang mở lối, tạo dựng tịnh cốc mái tranh vách đất sơ sài để làm nơi an trú và tịnh tu trên lưng chừng một ngọn đồi…

6 thg 4, 2020

Thiền viện Toàn Giác ở Trảng Bom

Thật tình là trước đây tui chưa hề biết hay nghe nói gì đến ngôi thiền viện này, cho đến khi tui đi tìm ngôi chùa mang tên chùa Đèn Cầy, tức Viên Giác thiền tự, ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom. Trên đường đi tìm Viên Giác thiền tự, tui gặp một cổng chùa không phải Viên Giác mà là Toàn Giác. Dường như là khuôn viên chùa khá rộng, vì xe chạy lòng vòng khá xa thì lại thấy tiếp một cổng thiền viện Toàn Giác nữa!

Cổng tam quan Thiền viện Toàn Giác

Khi tìm hiểu về Viên Giác thiền tự, tui lại phát hiện thêm một chi tiết: vị sư sáng lập ra Viên Giác thiền tự và hiện là trụ trì nơi đây vốn xuất thân tu tập ở Toàn Giác thiền tự. Vậy là tui tò mò quay trở lại xã Giang Điền để viếng ngôi Toàn Giác thiền tự.

13 thg 3, 2020

"Chợ đặc sản" trên quốc lộ 20

Khu vực cầu La Ngà (xã Phú Ngọc và La Ngà, H.Định Quán) lâu nay trở thành điểm dừng chân của nhiều khách đi đường trong và ngoài tỉnh mỗi khi có dịp đi qua, bởi sự hấp dẫn của những gian hàng bán các loại cá khô, cá tươi ngay cạnh sông La Ngà. 

Người đi đường chọn mua cá khô tại khu vực cầu La Ngà 

Các loại cá bày bán tại khu “chợ đặc sản” này được nuôi ngay trên sông La Ngà, khu vực tập trung hàng trăm hộ nuôi cá bè, cũng có khi là cá thiên nhiên được đánh bắt trên sông từ những ngư dân làng bè.

9 thg 3, 2020

Chùa Đèn Cầy ở Trảng Bom

Chùa Đèn Cầy là tên dân gian gọi ngôi Viên Giác Thiền tự, một ngôi chùa ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tên ngôi chùa có vẻ chưa quen thuộc lắm phải không? Và đọc địa chỉ, ta nghĩ đến một vùng quê xa xôi hẻo lánh, phải không?

Tất cả đều đúng. Ngôi chùa mới được lập nên cách đây chưa lâu, vào năm 1996, và được công nhận là cơ sở thừa tự còn trễ hơn nữa, năm 2008. Do vậy không thể được quen tên như những ngôi chùa đã khai sơn hàng trăm năm. Còn con đường đến chùa, đúng là vắng vẻ, qua những mảnh đất ruộng rẫy khô cằn.

Cổng chùa

8 thg 3, 2020

Cây gòn

Hồi đó, trên đường vô nhà tui ở Long Khánh có một hàng cây gòn. Một đoạn không dài lắm đâu, chừng vài ba chục mét thôi. Những cây gòn thật cao, to, khi tới mùa thì trái gòn xanh treo lủng lẳng đầy cây nhìn thật vui mắt. Rồi khi trái khô, nó ngả màu nâu vàng, vỏ trái nứt ra, ruột gòn trắng trong đó bung ra bay theo gió, gọi là bông gòn. Nghĩ cũng ngộ, bông gòn không phải là bông (hoa) của cây gòn mà là ruột của trái gòn. 


Cây gòn với trái còn xanh

Hồi xưa lâu lắm rồi, người trong xóm có hái trái gòn khô hoặc lượm trái khô rớt xuống đất, về tách ruột gòn ra khỏi vỏ, đánh cho rớt hột gòn ra để làm bông gòn độn ruột gối. Sau này không thấy ai làm vậy nữa, bông gòn chì để bay trong gió cho mấy đứa con nít nghịch. Có lẽ vì mua gối đã có sẵn ruột rồi chẳng bao nhiêu tiền, trong khi đi hái gòn, tách bông gòn quá mất thời giờ.

9 thg 2, 2020

Về Xuân Lộc thăm núi Chứa Chan

1.
Tuổi nhỏ của tui ở Xuân Lộc, Long Khánh, tỉnh Long Khánh chớ không phải thành phố Long Khánh như bây giờ. Và quận Xuân Lộc bao gồm cả Long Khánh và Xuân Lộc của ngày nay. Quê hương trong tui ngày thơ ấu như vậy đó.

Hồi nhỏ ham đọc sách, thấy người ta tả cảnh núi non hùng vĩ, dòng sông uốn quanh mà thích. Nhìn lại quê mình, không có con sông nào hết. Sông La Ngà ở Định Quán ngày đó cũng thuộc tỉnh Long Khánh nhưng đối với đứa nhỏ không được đi đâu xa như tui thì sông chỉ có trong tưởng tượng.

May thay, Xuân Lộc còn có núi, núi Chứa Chan. Núi Chứa Chan là thứ duy nhất trong sông núi hữu tình để tui tự hào và... làm thơ về quê hương của mình.

Hồi đó, trên đường tui đi học về mỗi ngày, núi Chứa Chan lững lờ mây trắng ở trước mặt. Đường về nhà là hướng từ bịnh viện (quốc lộ 1) về phía Tòa Hành chánh tỉnh. Thấy núi trước mắt thôi, chớ cũng cách xa tới 20 cây số. Nhưng nhiêu đó dủ để thằng nhóc mơ mộng làm thơ.


29 thg 1, 2020

Thánh đường Hồi giáo Xuân Lộc

Huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai là nơi tập trung nhiều cộng đồng người Chăm sinh sống, vì vậy, từ năm 2006, xã Xuân Hưng đã được xây dựng một ngôi thánh đường Hồi giáo nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của người dân. Ngôi thánh đường có tên là Masjid Nourul Ehsaan được xem là thánh đường Hồi giáo lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau thánh đường Hồi giáo tại An Giang. 

Kiến trúc chủ đạo của thánh đường Hồi giáo thường tập trung vào ngôi nhà nguyện, nơi tập trung cầu nguyện, sinh hoạt tôn giáo hằng ngày của giáo dân. Khu nhà nguyện của thánh đường Hồi giáo Xuân Lộc có diện tích khoảng 
700 m2 được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của các nước Hồi giáo như Maylaysia, Arab Saudi với kiến trúc tổng thể hình chữ nhật cùng hai tông màu trắng và xanh ngọc làm chủ đạo.

Thánh đường thường được xây theo hình chữ nhật, mái bằng, hướng làm lễ luôn luôn hướng về phía Tây – hướng thánh địa Mecca – khi cầu nguyện. Trên nóc bốn góc ngôi nhà được xây bốn tháp có chóp nhọn, ở chính giữa đỉnh ngôi thánh đường là một tháp tròn lớn hơn úp ngược xuống như cái bát úp. Trên đỉnh tháp có đính biểu tượng vầng trăng khuyết (trăng lưỡi liềm) và ngôi sao năm cánh – đây là biểu tượng đặc trưng của Hồi giáo. Biểu tượng này cũng được trang trí theo một số nơi nhất định và có kích thước khác nhau ở một số nơi trong nhà thờ.

30 thg 12, 2019

Cây thông khổng lồ làm từ 2.100 nón lá, cao gần 30m ở Biên Hòa

Cây thông khổng lồ 3 tầng, cao gần 30m được làm từ 2.100 nón lá, đèn điện lung linh thu hút hàng ngàn bạn trẻ đến check in mỗi đêm thời gian gần đây.

Cây thông khổng lồ được làm từ 2.100 nón lá, cao 29m là một trong những điểm đến ưa thích của các bạn trẻ trong dịp lễ Giáng sinh 2019 - Ảnh: A LỘC

10 thg 12, 2019

Hai ngôi tháp cổ ở chùa Quốc Ân Kim Cang

Phật tử, du khách ngày nay có thể đến viếng thăm ngôi Tổ đình Quốc Ân Kim Cang - một ngôi chùa đã từng được khai sơn hơn 300 năm trước - tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Tuy nhiên đó là ngôi chùa mới được xây dựng lại cách đây 10 năm trên nền chùa cũ, vốn đã bị phá hủy hoàn toàn từ năm 1946. Di tích quan trọng nhất ở đây chính là ngôi tháp mộ của Tổ sư Nguyên Thiều, vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên, và đã đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong.

Tháp mộ Tổ sư Nguyên Thiều

Xưa kia ngôi chùa này gọi là Chùa Kim Cang hay Chùa Tháp ở Đồng Nai, tọa lạc tại ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên. Ngày nay chùa thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Theo lời kể của trụ trì chùa Cửu Thiên – Thủ Đức (là đệ tử của vị trụ trì Tổ đình Quốc Ân Kim Cang thời điểm 1946) và các bô lão ở địa phương ấp Bình Thảo kể lại thì người dân nơi đây vẫn thường gọi đây là “Chùa Tháp” vì chùa này có ngôi tháp cổ của vị Tổ Sư khai sơn Tổ đình Quốc Ân Kim Cang.

Chính nhờ ngôi tháp này mà sau nhiều năm quên lãng, người ta mới xác định lại được vị trí ngôi Tổ đình. Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ. Thông tin về 2 ngôi tháp cổ như sau (ghi lại theo bài viết của Pháp Tuệ, trên báo Giác Ngộ online ngày 14/11/2008):

4 thg 12, 2019

Chuyện về ngôi Tổ đình Quốc Ân Kim Cang

Thiền sư Nguyên Thiều (1648-1728) là một thiền sư người Trung Quốc, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 33, sang Việt Nam truyền đạo vào nửa cuối thế kỷ 17. Ngài là vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào miền Trung Việt Nam đầu tiên, và đã đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong. Sau vài thập kỷ hoằng hóa ở Bình Định và Thuận Hóa, Ngài cùng một số đệ tử vượt núi băng ngàn vào phương Nam, dừng chân tại vùng đất Đồng Nai. Tại đây, vào cuối thế kỷ 17, Ngài cùng các đệ tử là Ngài Minh Vật Nhất Tri kiến lập ngôi tổ đình Quốc Ân Kim Cang, Ngài Thành Nhạc khai sơn chùa Long Thiền, Ngài Thành Đẳng khai sơn chùa Đại Giác, Ngài Thành Ý khai sơn chùa Bửu Phong. Ngày nay, các ngôi Long Thiền, Đại Giác, Bửu Phong vẫn tồn tại ở Biên Hòa, Đồng Nai và là những ngôi cổ tự danh tiếng. Thế nhưng ngôi Tổ đình Kim Cang ở đâu?

Tổ đình Quốc Ân Kim Cang hiện ở xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, cách trung tâm TP Biên Hòa khoảng 12 km. Đây là ngôi Tổ đình:

23 thg 10, 2019

Chùa Một Cột hơn trăm tuổi ở Biên Hòa

Xây dựng từ thế kỷ 18, chánh điện chùa Bửu Sơn chỉ có một cột chịu lực ở chính giữa. 

Chùa Bửu Sơn (phường Hòa Bình, TP Biên Hòa) ban đầu chỉ dựng bằng vách tre, cột gỗ. Chánh điện chùa diện tích khoảng 100, nóc hình bát giác. Theo nhà chùa, bát giác tượng trưng cho tám con đường giải thoát khỏi khổ đau trong giáo lý Nhà Phật. 

11 thg 10, 2019

Về Nhơn Trạch ''chơi sông nước, ăn đặc sản''

Có sông nước, có rừng ngập mặn, có nhiều địa danh gắn với các chiến công trong lịch sử và đặc biệt có nhiều món ăn ngon, thức uống nổi tiếng..., Nhơn Trạch là nơi hội tụ nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

Khách du lịch trải nghiệm các trò chơi ở Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng (xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch). Ảnh: H.Lộc

9 thg 10, 2019

Triệu Gia Trang - nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống

Từ đường Nhà thờ họ Triệu tại Triệu Gia Trang (ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu) vinh dự được Tổng Thư ký Liên hiệp UNESCO Thế giới và Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam công nhận và trao bằng bảo trợ di tích lịch sử, văn hóa. Đây được xem là phần thưởng nhằm khích lệ Triệu Gia Trang góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc. Triệu Gia Trang cũng là đơn vị tư nhân đầu tiên được nhận bằng bảo trợ này.

Từ đường “Triệu Gia Trang”


Tọa lạc tại hương lộ 9, ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Triệu Gia Trang mang đặc trưng của lối kiến trúc Phật giáo. Khách đến Triệu Gia Trang có thể lầm tưởng đây là một ngôi chùa, bởi sự bề thế, khang trang của nơi thờ tự này (toàn bộ Triệu Gia Trang tọa lạc trên diện tích 5 ha). Tuy nhiên, đây chỉ là nơi thờ tự mang tính tư nhân của ông Trịnh Hữu Hòa, chủ nhân Triệu Gia Trang. Nơi thờ tự này được ông đặt cho tên gọi là Nam Minh Ðiện. 

Ông Trịnh Hữu Hòa bên bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới