Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đội Nhân - con đường mang tên anh hùng

Ngày ngày bao người Hà Nội ngược xuôi qua phố nhỏ Đội Nhân, nhưng mấy ai biết chuyện bi tráng chưa kể về con đường mang tên người anh hùng vị quốc vong thân Đặng Đình Nhân này.

Phố Đội Nhân đoạn giao với phố Đốc Ngữ (Ba Đình, Hà Nội) - Ảnh: VŨ TUẤN

Trải bao dâu bể lịch sử, thủ cấp của ông cũng phải chuyển dời mấy lần mới về được nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa trang Thanh Tước.

Sử xanh ai nhuộm máu hồng tươi
Đèn lạnh đêm khuya giọt lệ rơi
Tay mạnh vung gươm vằm mặt đất
Lòng trung trở giáo chuyển cơ trời.

Quyển Việt Nam nghĩa liệt sử đã có bài thơ bi hùng khóc những người yêu nước

17 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Xao xuyến lòng với ngõ Tạm Thương

Hà Nội với những tên ngõ, tên phố đã đi vào thơ ca, một trong những con ngõ nổi tiếng của Hà Nội: Ngõ Tạm Thương, mà "thương một đời, đâu phải tạm thương".

Nay ngõ đã nổi danh với các hàng quán nem chua đặc sản - Ảnh: BẢO LINH

Có những địa danh mà mới nghe tên, người ta đã cảm giác thật gần gũi, thân thiết. Ngõ Tạm Thương là một cái tên như vậy, đến một lần có thể xao xuyến cả đời...

Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương
Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm
Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm
Thương một đời đâu phải Tạm Thương.

Thơ Chế Lan Viên

Truyền kỳ ngõ Tạm Thương

Khách đến Hà Nội, thường tạt vào những quán nem chua đã thành thương hiệu của ngõ Tạm Thương nằm lọt thỏm giữa phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm.

Bà Đinh Thị Hào, 80 tuổi, sống tại con ngõ này cả đời người, thi thoảng vẫn bỏm bẻm nhai trầu, nhẩn nha trả lời câu hỏi của khách vãng lai về sự tích ngõ Tạm Thương.

"Có mấy cậu trai trẻ hay đưa người yêu đến đây ăn quà. Nhiều người đã thuộc làu khổ thơ của ông Chế Lan Viên: Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương/ Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm/ Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm/ Thương một đời đâu phải là Tạm Thương.

Rồi họ hỏi chúng tôi, tại sao ngõ lại có tên là Tạm Thương? Tại sao không phải là thương cả đời mà chỉ là tạm thương? Hoặc tạm thương có phải chỉ là thương một nửa hay không?

Thế nhưng từ thương ở đây không phải mang ý nghĩa yêu thương, thương tạm thời hay hời hợt như cách chơi chữ của ông Chế Lan Viên" - bà Hào vừa cười vừa giải thích.

Kể thêm về con ngõ này, bà Hào cho biết bà nghe kể rằng cái tên ngõ Tạm Thương đã có từ cách đây mấy thế kỷ (đầu thế kỷ 19, dưới thời nhà Nguyễn). Lúc đầu, ngõ có tên là Trạm Thương. Bởi vì ở đây có dựng một cái kho để chứa tạm thóc thuế do dân nộp trước khi chuyển vào kho chính nên gọi là kho Tạm Thương, sau đổi thành ngõ Tạm Thương.

Nhưng cũng có một số giải thích khác về cái tên ngõ Tạm Thương. Chẳng hạn, có người cho rằng gọi là ngõ Tạm Thương bởi gần đó có nhà thương Phủ Doãn. Bệnh nhân vào nhà thương được sơ cứu ở đây trước, nên gọi là Tạm Thương.

Hoặc thời Pháp thuộc, ngõ Tạm Thương này là nơi tìm đến vui chơi thường xuyên của nhiều lính Pháp. Vì ở đây có những người phụ nữ hành nghề "bán hoa". Kể từ đó, người đời mới có câu gây tranh cãi "gái Tạm Thương" là vậy.

"Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương"

Tuy nhiên, cách lý giải nào đi chăng nữa, khách đến Hà Nội đều ít nhiều được nghe những vần thơ của nhà thơ Chế Lan Viên, để từ đó tò mò tìm đến con ngõ này. Và để hiểu trọn vẹn còn có câu truyền miệng làm tốn nhiều giấy mực xứ Hà thành rằng "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương". Thậm chí, nó có thể được diễn giải theo nghĩa khá nặng nề.

Đó là có người cho rằng vì phố Hà Trung vốn là nơi đặt nhà trạm dịch, trong trạm có đội binh phu gồm toàn đàn ông to lớn, khỏe mạnh chuyên chuyển công văn giấy tờ, hay đưa quan lớn đến các trạm dịch tiếp theo, xong việc quan là họ cờ bạc, hút xách, gây sự với dân quanh vùng nên ai cũng kinh hãi.

Còn "gái Tạm Thương" chỉ đàn bà "ghê gớm" có xuất xứ từ mấy bà chuyên cân thóc ở kho Tạm Thương thường quát tháo nông dân nộp thuế.

Lại có người giải thích "do các lính trạm, phu trạm cư ngụ trong ngõ dẫn vào nhà trạm ỷ thế "hỏa tốc" và hộ tống các quan lớn nên hay sừng sộ, hạch sách dân chúng khiến ai ai nghe tới danh "trai Ngõ Trạm" cũng khiếp sợ.

Còn Tạm Thương là "cái kho tạm chứa thóc thuế các làng nộp trước khi chuyển vào kho chính trong thành. Kho tạm này đặt ở làng Yên Thái, gần đền Yên Thái trong ngõ Tạm Thương ngày nay, từ giữa phố Hàng Bông rẽ vào.

Tại kho có nhiều phụ nữ làm việc cân đong và chuyển vận gạo thóc, những người này hay nạt nộ sách nhiễu dân tới nộp thuế nên gặp những gái Tạm Thương là nhiều người muốn tránh xa.

Cho nên câu truyền miệng "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" là nói về "hai hạng người lợi dụng nghề nghiệp và vị trí mà ăn hiếp dân ở Hà Nội xưa".

"Người xưa truyền miệng rằng trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương để chỉ đặc điểm của người dân trong ngõ này. Bởi dân ở đây ghê gớm, đanh đá, chua ngoa... nhưng nào phải vậy. Tôi được nghe ông cha kể lại ở thời phong kiến xưa, ngõ Tạm Thương có một kho chứa thóc thuế.

Người dân ở đây, con trai được tuyển làm lính gác trông kho, con gái thì làm nghề buôn thóc. Dân làng khác khi đến nộp thóc nghĩ rằng kho thóc đặt ở đây thì dân tại chỗ sẽ được lợi, bớt xén, vậy nên họ ghét rồi có câu ngạn ngữ kia" - ông Lê Văn Thừa, 70 tuổi, sống tại ngõ Tạm Thương lý giải.

Ngõ nhỏ mang tên gợi tò mò ở Hà Nội - Ảnh: BẢO LINH

Nỗi oan khuất nửa thế kỷ

Cả cuộc đời sống tại ngõ Tạm Thương, bà Hào vẫn không nén nổi cơn giận khi ai đó đọc câu ngạn ngữ "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" với ý giễu nhại.

Theo nhiều người dân nơi đây, câu "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" có ngữ điệu giống câu "Trai nhà trạm, gái tạm kho" mang sắc thái tiêu cực nên nhiều người bị hiểu lầm.

"Người ta hay nói trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương để chỉ những người phụ nữ đanh đá, chua ngoa. Nhưng lịch sử của người dân ngõ này xuất phát từ những gia đình làm nghề thêu di cư từ Thường Tín lên đây. Từ sáng cho tới khi mặt trời chuẩn bị lặn, lúc nào cũng thấy các cô ngồi bên khung thêu.

Nghề thêu đòi hỏi khéo tay và chăm chỉ. Do ngồi trong nhà cả ngày nên da dẻ các cô trắng trẻo. Hàng thêu làm ra được họ mang bán tại phố Hàng Thêu.

Câu "gái Tạm Thương" có ý nghĩa ngợi khen các cô gái làm nghề thêu khéo tay, chăm chỉ. Hiện trong ngõ Tạm Thương vẫn còn ngôi đình thờ Lê Công Hành, ông tổ nghề thêu. Ngôi đền này cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vẫn còn là nơi bày bán đồ thêu.

Do vậy câu "Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương" chỉ những đôi trai tài, gái sắc, chịu thương chịu khó" - bà Hào cho biết cách diễn giải lời truyền miệng hoàn toàn khác hẳn với ý không hay ho như một số người lầm tưởng.

Dường như không đành lòng nhìn những cô gái Tạm Thương chịu nỗi oan khuất kéo dài hàng thế kỷ nên cả những người hát xẩm đất Thăng Long cũng góp nhạc, thêm lời nhằm "thanh minh" cho gái Tạm Thương:

"Em là con gái Tạm Thương/ Dù không cày cấy, lương vào cũng có một đôi quây/ Ghét cho miệng thế đặt bày/ Moi gan móc ruột khép lựa điều này tiếng kia".

Thời hiện đại, những cô gái Tạm Thương đã không còn chịu điều tiếng bởi một câu ngạn ngữ không rõ lai lịch, nguồn gốc. Con ngõ nhỏ càng được nhớ đến qua những vần thơ rất tình của nhà thơ Chế Lan Viên.

Ngõ Tạm Thương bây giờ đã trở thành địa chỉ nổi tiếng của người Hà Nội. Cả con ngõ chỉ dài chừng vài trăm mét nhưng có đến hàng chục quán nem chua mở san sát.

Có những quán khách đến quá đông mà quán chỉ rộng không đến 10 m² khiến nhiều người đến ăn phải ngồi ghép đoàn hoặc ngồi ra đường, không thì phải đứng chờ.

Nhộn nhịp buôn bán là thế nhưng khi đi đến Tạm Thương mới biết. Mọi thứ trong ngõ như đọng lại với thời gian bởi người dân Tạm Thương vẫn giữ cho mình sự lịch thiệp, bình dị và chậm rãi của người Hà Nội xưa, khác xa với những xô bồ, ồn ào của phố xá tấp nập ngoài kia.

Mỗi buổi chiều, bà Hào lại ngồi quán trà đầu ngõ, bỏm bẻm nhai trầu nhìn những đôi trẻ yêu đương, tán tỉnh nhau bằng những vần thơ rất tình: "Thương một đời sao gọi là Tạm Thương?".

Còn có giả thuyết khác cho rằng tên ngõ Tạm Thương khởi nguồn từ mối tình đẹp của vua Lý Thánh Tông với cô hái dâu, tức nguyên phi Ỷ Lan. Khi giai nhân này chưa được vào cung, nhà vua đã xây lầu Động Tiên cho nàng ở ngay khu vực ngõ Tạm Thương hiện nay. Và cũng từ đó cái tên yêu thương này được truyền đời. Bao năm qua, ngôi đình Yên Thái thờ nguyên phi Ỷ Lan vẫn nghi ngút khói hương trong con ngõ nhỏ...

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đường vua chúa trên kinh đô xưa

Tại Huế, việc đặt tên (và niên hiệu) vua chúa cho các tuyến đường kể từ thời còn vương triều Nguyễn cho đến sau này có nhiều đổi thay và chuyện hậu trường không phải ai cũng biết...

Đường Đống Đa (TP Huế) xưa có tên là đại lộ Gia Long - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

16 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - 'Ru tình' bên đường Trịnh Công Sơn

Đường Trịnh Công Sơn ở Huế chính thức được đặt tên ngày 17-3-2011, cũng là con đường đầu tiên được đặt tên Trịnh Công Sơn trong cả nước nhân dịp 10 năm người nhạc sĩ tài danh đi xa.

Đường Trịnh Công Sơn ven sông Hương đoạn trung tâm TP Huế nhìn từ trên cao - Ảnh: VĂN ĐÌNH HUY

Anh Trịnh lúc đó không uống được bia, mà kêu bia cho mọi người uống, và chia sẻ một số chuyện, trong đó có chuyện tên đường, mong ước của anh vậy thôi.

Nhạc sĩ Lê Phùng

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Thiên Lôi, cổ đạo xa xưa nhất Hải Phòng

Phố Thiên Lôi ở quận Lê Chân là một trong những cổ đạo được đặt tên sớm nhất Hải Phòng. Con đường dài hơn bốn cây số từng là bãi hoang, bụi rậm và dân nghiện ngập tới chích choác nay đã khang trang, đất sốt từng ngày.

Phố Thiên Lôi là con đường được đặt tên sớm nhất Hải Phòng - Ảnh: VŨ TUẤN

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Phố Chả Cá và người duy nhất còn lại ở làng nghề xưa

Phố Chả Cá nghe như ngào ngạt mùi thơm nhưng chỉ còn một nhà bán chả cá. Và cũng ít ai biết rằng con phố này từng bán... sơn cùng với dãy bán chả cá, thứ đặc sản nức lòng thực khách.

Ngã tư phố Chả Cá - Hàng Cá - Ảnh: VŨ TUẤN

Đặc sản chả cá ở phố Chả Cá

Ngày nay, Chả Cá là con phố dài chưa đầy 200 m nối từ phố Hàng Lược đến phố Hàng Cân ở trung tâm phố cổ Hà Nội. Con phố có cái tên đặc biệt cắt ngang phố Hàng Cá - chợ cá bên sông Tô Lịch xưa.

Chả Cá bây giờ buôn bán đủ thứ, từ quần áo, giày dép, cà phê đến khách sạn, tour du lịch, duy chỉ có căn nhà số 14 vẫn bán chả cá từ cuối thế kỷ 19. Nhà cửa hai bên đường sửa sang nhiều, chỉ có căn nhà số 14 vẫn cổ kính như ngày nào. Đây chính là quán chả cá Lã Vọng - nhà bán món ăn nức tiếng Hà thành.

25 thg 1, 2022

Con sông đào đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ

Cho đến cuối thế kỷ 19, sông Bảo Định là con đường thủy huyết mạch kết nối miền Tây Nam Bộ với Sài Gòn – Gia Định.

Là thủy lộ nối liền sông Vàm Cỏ Tây ở thành phố Tân An, Long An với sông Tiền ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, sông Bảo Định là dòng sông có vai trò đặc biệt trong lịch sử khai phá đồng bằng sông Cửu Long

24 thg 1, 2022

Khám phá dòng sông Tiền huyền thoại miền Tây Nam Bộ

Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và vai trò thiết yếu với cuộc sống của cư dân địa phương, sông Tiền còn là nơi ghi dấu chiến công hiển hách của dân tộc...

Chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông, sông Tiền là một trong hai nhánh sông chính đã bồi đắp nên vùng đồng bằng Sông Cửu Long trù phú của mảnh đất hình chữ S

Những điều bất ngờ ít người biết về dòng sông Hậu

Trong văn hóa Nam Bộ, sông Hậu đã đi vào nhiều câu ca như “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Giang”...

Cùng với sông Tiền, sông Hậu là một trong hai phân lưu của sông Mekong, hệ thống sông nồi đắp nên đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Sông Hậu còn mang tên gọi khác là sông Ba Thắc, bắt nguồn từ tên Bassac theo cách gọi của người Khmer.

31 thg 12, 2021

Ý nghĩa tên gọi tỉnh Ninh Bình

Tên gọi Ninh Bình có từ thời vua Minh Mạng, mang hàm ý sâu xa về truyền thống lịch sử đáng tự hào của vùng đất từng là kinh đô đầu tiên của nước Việt tự chủ.

Nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng trong và ngoài nước nhờ những di sản văn hóa lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên mang tầm vóc thế giới. Sau các biến động của lịch sử, tên gọi Ninh Bình đã trải qua nhiều lần thay đổi. Ảnh: Phong cảnh Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình

28 thg 12, 2021

Những địa danh mang chữ "bàu"

“Bàu” là một từ chỉ địa hình tự nhiên, xuất hiện phổ biến trong hàng trăm địa danh ở Quảng Ngãi. Nhưng dần về sau, vì nhiều nguyên nhân, một số tên gọi ấy giờ chỉ còn trong ký ức của các cụ lớn tuổi.

Tên gọi ruộng đồng, sông, núi...

Trong “Đại Nam quấc âm tự vị”- cuốn sách được xem là tự điển tiếng Việt đầu tiên của nước ta (xuất bản lần đầu tiên vào năm 1896), tác giả Huỳnh Tịnh Của đã giảng nghĩa từ “bàu” là “ao, vũng lớn” và dẫn chứng “bàu tắm tượng” nghĩa là “hồ tắm tượng”, “bàu sen” là hồ sen, “bàu rau muống” là “bàu thả rau muống”...

Sông Bàu Giang đoạn chảy qua địa phận phường Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi). Ảnh: Ý THU

9 thg 12, 2021

Sông Kẻ Vạn ở Cố đô Huế

Sông Kẻ Vạn được đào vào năm 1814-1815, dưới thời vua Gia Long, còn được gọi là Hữu Hộ Thành hà. Chiến thuyền của nhà Nguyễn từng đi lại tấp nập trên dòng sông này.

Nằm ở phía Tây của Kinh thành Huế, sông Kẻ Vạn là một dòng sông gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Cố đô Huế.

Khám phá dòng sông biểu tượng của thành phố Nha Trang

Từ hơn một thiên niên kỷ trước, người Chăm đã tạo nên một cộng đồng dân cư trù phú ở hai bên bờ sông Cái Nha Trang...

Có chiều dài 84 km, sông Cái còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, là dòng sông gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Nha Trang.

3 thg 12, 2021

Núi Trấn Công, ngọn núi trong lòng dân

Tên núi, tên sông là những tên gọi hiếm khi thay đổi theo thời gian. Ấy vậy mà, ở phía tây TP.Quảng Ngãi có một ngọn núi mang tên núi Phước, được người dân đổi thành núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).

Từ núi Phước đến núi Trấn Công

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, trước kia núi Trấn Công có tên là núi Phước (hay còn gọi là Phước Lãnh), nằm ở xã Thu Phố, nay là phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi). Nói về tên gọi cũ này, trong dân gian lưu truyền câu thơ: “Phước lãnh xuân lai hoa sắc sắc/ Lai đàm thu đáo thủy thanh thanh” (Tạm dịch là: “Núi Phước xuân về hoa lắm sắc/ Đầm lai thu đến nước trong veo”. Mãi đến sau này, khi Trấn Quận công Bùi Tá Hán (1496 - 1568) - một danh tướng đời Lê Trung hưng, được phong Bắc quân đô đốc phủ chưởng phủ sự Trấn thủ thừa tuyên Quảng Nam (gồm vùng đất tương đương 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên sau này) mất và được người dân lập đền thờ tại phía đông núi Phước, thì ngọn núi này được người dân đặt tên là núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).

Núi Trấn Công, ở phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) nằm bên bờ sông Trà Khúc. Ảnh: Ý THU

28 thg 11, 2021

Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều?

 Chùa thường ở trên núi. Chùa là chốn linh thiêng. Chắc vì vậy nên nhiều ngôi chùa có tên là Linh Sơn. Tui tò mò tìm hiểu xem ở Việt Nam có những ngôi chùa Linh Sơn nào. Tất nhiên là tui chỉ có thể kể ra những ngôi chùa nổi tiếng hoặc gần gũi với mình thôi, chớ làm sao mà biết hết được.

1. Chùa Linh Sơn ở Đà Lạt

Đây không phải ngôi chùa Linh Sơn nổi tiếng nhứt, nhưng kể ra trước tiên vì chính nó gợi ta nhớ tới tên Linh Sơn qua câu hát trong bài Thương về miền đất lạnh của nhạc sĩ Minh Kỳ: Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều?

Chùa Linh Sơn ở đường Nguyễn văn Trỗi, TP Đà Lạt, được xây dựng năm 1938, hoàn thành năm 1940. Chùa không phải nằm trên núi mà nằm trên một ngọn đồi, phong cảnh hữu tình, xinh đẹp.

Chùa Linh Sơn Đà Lạt. Ảnh: VnTrip

30 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Năm non bảy núi

Xưa kia, khi nghe câu Năm non bảy núi tui cứ nghĩ đó là một câu thành ngữ, tựa như Ba chìm bảy nổi hay Trăm suối ngàn đèo, nghĩa là những con số 5, 7 chẳng phải số lượng gì cụ thể mà chỉ nhằm diễn tả nhiều núi non thôi. Sau này, cùng với Bảy núi đúng là 7 núi, tui mới biết Năm non quả thiệt là 5 non.

Bảy núi chính là Thất Sơn ở An Giang, trong đó núi Cấm là đầu lĩnh. Còn năm non là năm cái chỏm cao của núi Cấm mà dân địa phương gọi là vồ.

Núi Cấm nhìn từ cáp treo. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

25 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Bảy Núi là bảy núi nào?

Trước khi tìm hiểu Bảy Núi là 7 núi nào, ta hãy cùng tìm hiểu tình trạng núi non ở An Giang nghen. Tui đọc dùm các bạn trong Địa chí An Giang (2013) như vầy nè.

Đồi núi ở An Giang

Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km; khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.

Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

24 thg 10, 2021

Núi ở An Giang - Sao lại là 7 núi?

Nói đến núi ở miền Tây Nam bộ là người ta nghĩ ngay đến núi ở An Giang. Nói đến núi ở An Giang người ta nghĩ ngay đến Thất Sơn, hay Bảy Núi.

Từ đỉnh Núi Cấm nhìn xuống dưới. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên trên Wikipedia

Từ xưa đến nay, vùng Thất Sơn - hay Bảy Núi - được hiểu là vùng đồi núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Thật ra trong lịch sử đã từng có một huyện mang tên Bảy Núi ở An Giang. Chuyện như sau:

23 thg 10, 2021

Núi ở đồng bằng - Thất Sơn mầu nhiệm

Nói đến núi ở An Giang ắt hẳn phải nói đến Thất Sơn. Đó là cụm núi chính, quan trọng nhất của An Giang - hoặc có thể nói: Thất Sơn chính là tên gọi chung tất cả vùng núi của An Giang.

Toàn cảnh Khu Du lịch Núi Cấm. Núi Cấm là ngọn núi cao nhất An Giang và là núi quan trọng nhất trong Thất Sơn.

Quyển biên khảo đầu tiên về Thất Sơn có lẽ là Thất Sơn mầu nhiệm của học giả Nguyễn văn Hầu, xuất bản năm 1955. Trong sách này ông đề cao vai trò của Thất Sơn, đặc biệt là khía cạnh linh thiêng, huyền bí, một vùng đất địa linh sinh nhân kiệt. Đến 3/4 nội dung sách là nói về Các bậc siêu phàm ở Thất Sơn.

19 thg 10, 2021

Núi ở đồng bằng - Kiên Giang

Nói đến du lịch miền Tây Nam bộ là người ta nghĩ đến sông nước, đồng bằng, không ai nghĩ đến núi non. Đúng vậy thiệt, hầu như toàn bộ diện tích 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều là đồng bằng, sông ngòi. Thế nhưng cá biệt có 2 tỉnh ở miền Tây Nam bộ vẫn có núi, đó là An Giang và Kiên Giang.

Núi ở An Giang là cả một câu chuyện phong phú, ly kỳ và huyền bí nữa, ta để dành nói sau. Bữa nay nói chuyện núi ở Kiên Giang nghe.

Núi ở Kiên Giang chủ yếu không phải ở... Kiên Giang đất liền, mà ở đảo Phú Quốc. Thật ra, xét về địa hình thì Phú Quốc không phải đồng bằng, nhưng về hành chánh thì huyện đảo này thuộc tỉnh Kiên Giang, mà Kiên Giang lại thuộc về đồng bằng sông Cửu Long nên ta kể tên Phú Quốc vào đồng bằng vậy. Truyền thuyết nói rằng hòn đảo này có 99 ngọn núi, tuy nhiên chưa có bản liệt kê tên tuổi nào của 99 ngọn núi này hết. Vụ này giống như Thất Sơn ở An Giang, tức 7 núi, mà cho đến giờ vẫn chưa thống nhất được đó là 7 núi nào. Dù không xác định chính xác là bao nhiêu ngọn núi, nhưng chắc chắn là nhiều, hàng trăm ngọn.

Một ngọn núi ở Phú Quốc