Hiển thị các bài đăng có nhãn Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 6, 2020

Hồ Hóc Khế - Chốn 'sơn khê' hữu tình

Nằm ở thôn Khương Mỹ, xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang), cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20km, từ ngã ba Túy Loan theo đường ĐT604 ngược lên huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) độ chừng 4km, rẽ trái thêm 500m nữa là du khách đã đến chốn “sơn khê” hữu tình - hồ Hóc Khế. 

Cảnh đẹp hoang sơ của hồ Hóc Khế lúc về chiều. Ảnh: TÂM NHƯ 

Hồ Hóc Khế có diện tích rộng gần 20ha, bao quanh bởi rừng keo lá tràm, tạo khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Nước hồ trong xanh, sạch sẽ. Đây là điểm thưởng ngoạn lý thú cho những ai yêu thích phong cảnh thiên nhiên núi rừng và không gian yên tĩnh. Khu vực xung quanh hồ có nhiều vị trí thuận lợi cho các gia đình đến trải nghiệm câu cá, cắm trại thư giãn vào dịp cuối tuần sau những ngày làm việc vất vả.

8 thg 6, 2020

Độc đáo gùi 'Tà lắt 3 ngăn' của người Cơ tu

Các loại dụng cụ như gùi (dòng), tà lắt, rê, chuy, cà vông (cà lông)… là những dụng cụ dùng để gùi (mang) nông lâm sản, quà biếu… rất độc đáo và gắn liền với truyền thống văn hóa bao đời của đồng bào dân tộc Cơ tu miền núi của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 

Một du khách Nga thích thú mang thử chiếc gùi của phụ nữ Cơ tu. Ảnh: T.S 

Già làng Nguyễn Văn Cần (74 tuổi, trú thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) - “chuyên gia” làm các loại gùi - cho hay, nhìn chung, phần lớn các bộ phận của gùi được đan, nứt… bằng các loại mây. Đồng bào vùng cao thường chế tác thân gùi có hình chữ V, đế nhỏ, miệng to; còn đồng bào ở vùng thấp thì chế tác miệng và đáy gùi tương đối bằng nhau. Ở vùng thấp, đế gùi đan bằng mây (sợi lớn); ở vùng cao, người ta dùng 4 miếng tre hoặc gỗ để làm đế. Dây mang gùi được đan bằng mây xà phun, mây song, mây cám vót mỏng hoặc vỏ cây lạch để đan. Nếu đan bằng mây, thì dây bền, chắc hơn. Thông thường, một “đời dây” dùng đến “hai đời” gùi.

2 thg 6, 2020

Phố mì Quảng trên quốc lộ 14B

Khách đi trên quốc lộ 14B (mới) đoạn qua xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, sẽ thấy một dãy quán sá sầm uất dọc hai bên đường, nơi hai đầu dãy quán có tấm bảng ghi “Tuyến đường ẩm thực Mì Quảng Hòa Nhơn”.

Hệ thống sấy tận dụng nhiệt trong sản xuất bánh tráng do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng hỗ trợ lò mì và bánh tráng Bà Tỉnh. Ảnh: VĂN THÀNH LÊ 

Quốc lộ 14B cũ đoạn qua huyện Hòa Vang như một vòng cung chạy từ thôn Phú Hòa 1, xã Hòa Nhơn, đến Trung tâm Hành chính huyện, mới đây vòng cung này được đặt tên là đường Quảng Xương - đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa kết nghĩa với huyện Hòa Vang. Từ năm 2005, quốc lộ 14B mới được xây dựng, nối thẳng băng hai điểm này và tạo nên một tuyến đường ẩm thực sầm uất mang màu sắc phố thị với món mì Quảng nổi tiếng.

Sắc màu làng Cơ tu phía tây thành phố

Cách trung tâm thành phố gần 30km về phía tây, làng truyền thống Cơ tu Toom Sara nằm nép mình giữa núi rừng xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang) hứa hẹn là điểm tham quan mới của người dân và du khách. 

Toom Sara là tên vùng đất lâu đời của người dân tộc Cơ tu ở Hòa Phú. Trong tiếng Cơ tu, "Toom" có nghĩa là suối còn "sara" là tên một loại hoa. Nơi đây được UBND xã Hòa Phú và các cá nhân tâm huyết với văn hóa Cơ tu tạo điều kiện để phát triển thành điểm du lịch hấp dẫn du khách. 

10 thg 5, 2020

Bắt gặp “nàng” Thàn Mát giữa lòng Đà Nẵng

Đầu tháng 5, những chuỗi hoa Thàn Mát nứt ra từ kẻ lá, rũ mình trong gió đêm để hôm sau lại bật ra màu tím kiêu hãnh ngay giữa lòng Đà Nẵng.

Thàn Mát giữa lòng Đà Nẵng. Ảnh: Lê Tuấn 

Thàn Mát là một loài thực vật có hoa trong họ đậu. Cây gỗ nhỏ cao từ 6-10m, tán dày, phân bổ chủ yếu ở rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa.

9 thg 3, 2020

Hồ Hòa Trung - Vẻ đẹp hoang sơ

Nằm trên địa bàn 2 xã Hòa Liên và Hòa Ninh (huyện Hòa Vang), cách đường DT602 gần 7km và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 20km, hồ Hòa Trung có không gian đẹp như một bức tranh với hồ nước, đồng cỏ xanh và nắng vàng.
Đây là món quà thiên nhiên ban tặng cho những ai muốn khám phá nét hoang sơ, thích thả hồn phiêu lãng ở vùng quê bình dị và tận hưởng giây phút yên bình. Không chỉ có giá trị cung cấp nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho các vùng lân cận, hồ nước này hiện nay còn mang giá trị về du lịch. 

Cảnh đẹp hoang sơ của hồ Hòa Trung vào mùa nước cạn. (Ảnh: Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Hòa Vang cung cấp) 

4 thg 3, 2020

Khu sinh thái văn hóa Thái Lai: Nét đặc trưng của làng quê Hòa Vang

Trải dài bên bờ bắc sông Túy Loan, thuộc thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, Khu sinh thái văn hóa Thái Lai có hệ sinh thái nhân tạo phong phú, bản sắc văn hóa đa dạng mang tính đặc trưng của làng quê Hòa Vang nói riêng và của Trung Bộ xưa nói chung. Nơi đây có đình Thái Lai gần 300 năm tuổi, đã được công nhận di tích văn hóa - lịch sử cấp thành phố vào năm 2010. 

Thôn Thái Lai vẫn còn lưu giữ được hồn quê mộc mạc, thanh bình. 

Đình làng Thái Lai là nơi hội tụ, sản sinh những giá trị truyền thống của làng, hình thành nhiều phong tục tốt đẹp có sức lan tỏa lớn, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Đặc biệt, men theo làng là hệ thống đường lát đá, hai bên hàng rào được trồng chè tàu cùng hệ thống nhà cổ Tích Thiện Đường, nhà thờ tộc Đỗ Hữu… tạo nên khung cảnh làng quê mộc mạc, thanh bình.

15 thg 1, 2020

"Giữa thành phố sống chồng lên nhau" có một Hoà Bắc bình yên

Xã Hòa Bắc, huyện Hoà Vang được biết đến như một điểm đến mới, hấp dẫn bởi sự bình yên, tĩnh lặng ngay bên TP biển sôi động Đà Nẵng. Với núi non, sông nước, những cánh đồng chen núi... nơi này mang một vẻ đẹp bình yên.Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng vừa có bài viết giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với nhiều hình ảnh "biết nói" về vùng đất này.

Cách Trung tâm thành phố về phía Tây Bắc chừng 40km, xã Hòa Bắc thuộc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng hiện ra với vẻ ngoài bình yên khó tả.

12 thg 11, 2019

Đến Đà Nẵng ăn nem lụi

Nem lụi (còn gọi là nem nướng) có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành miền Trung, trở thành món ăn hấp dẫn của mọi người bởi hương vị gần gũi, mộc mạc. Ở Đà Nẵng, nem lụi đã trở thành một phần trong văn hóa ẩm thực, hiện diện trong sổ tay du lịch của nhiều du khách khi đến với thành phố.

Nem lụi gồm những xiên thịt lợn nướng trên than, rau sống ăn kèm, dưa leo, đu đủ xắt sợi, bánh tráng mỏng và đặc biệt không thể thiếu nước chấm - "linh hồn" của món. 

Đình Xuân Dương trên làng di sản

Có vị thế tựa lưng vào núi đá cùng tên, lại nằm ngay trên khu vực Làng nghề nước mắm - di sản văn hóa phi vật thể truyền thống Nam Ô, đình làng Xuân Dương (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển du lịch.

Đình Xuân Dương hiện tại, sau khi được đại trùng tu. 

Đình Xuân Dương được xây dựng từ thời vua Tự Đức (1848 - 1883). Ban đầu, đình được tạo nên từ những vật liệu đơn giản, gần gũi như tranh tre, vách nứa và tính đến nay đã qua 3 lần được sửa chữa.

Thư giãn với suối khoáng nóng Phước Nhơn

Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp, sóng êm và cát mịn, Đà Nẵng còn có núi non hùng vĩ, hữu tình. Vùng phía tây thành phố được thiên nhiên ban tặng những dòng suối khoáng nóng để phát triển du lịch với dịch vụ tắm khoáng nóng thư giãn và chữa bệnh. Trong số đó, phải kể đến Khu du lịch tắm khoáng nóng Phước Nhơn ở xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang. 


Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 25km về phía tây nam, Khu nước khoáng nóng Phước Nhơn nằm lặng lẽ giữa cánh rừng tràm xanh bạt ngàn, phong cảnh hoang sơ. Nhiệt độ trong lòng suối phun trào đo được hơn 50 độ C, chứa hàm lượng khoáng cao có tác dụng thư giãn cơ thể, hồi phục thể trạng sau những cơn mệt mỏi. Tắm khoáng nóng còn rất tốt cho những người mắc bệnh đau khớp, thần kinh tọa, đau gân, cơ, căng thẳng thần kinh, nhức đầu kinh niên.

23 thg 9, 2019

Hải đăng cổ Tiên Sa

Nằm trên bán đảo Sơn Trà của thành phố Đà Nẵng, hải đăng cổ Tiên Sa được đánh giá là một trong những ngọn hải đăng đẹp nhất ở Việt Nam, là điểm đến đầy lãng mạn của những người yêu thiên nhiên và ưa thích lối sống chậm. 

Từ đầu phía Đông cầu sông Hàn, chạy xe máy về hướng Bắc dọc theo con đường ven biển Võ Nguyên Giáp kéo dài đến Hoàng Sa chừng 10 cây số là đến chân bán đảo Sơn Trà. Từ đó chạy ngược lên núi loanh quanh thêm chừng 10 cây số nữa về mạn phía Đông bán đảo là đến trạm hải đăng cổ Tiên Sa.

Hải đăng Tiên Sa hay còn gọi là hải đăng Sơn Trà nằm ở mũi phía Đông bán đảo Sơn Trà, trên độ cao 233m so với mực nước biển. Đây là một trong những ngọn hải đăng cổ đẹp nhất Việt Nam, được người Pháp xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1902.

Trạm nằm bên sườn núi cao, xung quanh cây rừng bao phủ xanh um, thi thoảng người ta còn bắt gặp lũ khỉ và voọc chà vá chân nâu kéo về kiếm ăn trên các tầng lá non. Ở đây có một khu nhà điều hành và một tháp đèn biển mang đậm lối kiến trúc Pháp hồi đầu thế kỉ 20. Toàn bộ công trình được sơn màu vàng kẽ viền trắng, kiểu màu đặc trưng thường thấy của các công trình kiến trúc cổ có từ thời Pháp ở xứ Đông Dương.

Tháp đèn duyên dáng với lồng bảo vệ sơn trắng cùng hàng lan can 360 độ được đỡ vững chắc bằng hàng con sơn sắt uốn cong mềm mại theo lối cổ điển. Ảnh: Thanh Hòa

Khe Răm - Điểm du lịch "bụi" mới lạ

Có lẽ với nhiều người dân thành phố Đà Nẵng, cái tên Khe Răm vẫn còn rất mới lạ do địa hình đi lại khó khăn. Tuy nhiên, với dân phượt, cái tên này đã bắt đầu trở nên quen thuộc bởi vẻ đẹp hoang sơ, độc đáo. 

Bình minh trên thung lũng Khe Răm. Ảnh: G.H 

Khe Răm nằm ở điểm cuối của tuyến du lịch sông Cu Đê, thuộc địa phận thôn An Định, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25km, cách Quốc lộ 1A 5km theo đường bộ và cách Khu công nghệ cao 7km. Với quang cảnh núi rừng tuyệt đẹp, Khe Răm đang trở thành điểm du lịch “bụi” mới lạ và mang nét hấp dẫn riêng đối với dân phượt.

18 thg 9, 2019

Độc đáo văn hoá Cơ Tu hấp dẫn khách du lịch

Đà Nẵng với lợi thế về sông, suối, núi, hồ và văn hóa độc đáo rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái. 

Đà Nẵng đang hướng tới xây dựng mỗi người dân là một đại sứ du lịch của thành phố. 


Phong cảnh tuyệt đẹp ở xã miền núi Hòa Bắc - huyện Hòa Vang là lợi thế phát triển du lịch sinh thái. 

Vẻ đẹp núi rừng và sự độc đáo về văn hóa của người Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đang là điểm đến hấp dẫn của du khách. Nơi đây có những con sông, dòng suối với những ghềnh thác tuyệt đẹp. Khu du lịch Hòa Bắc Đà Nẵng phát triển dựa trên dự án du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, bao gồm mục đích bảo vệ sự đang dạng về sinh học và góp phần tạo sinh kế giúp đồng bào người dân tộc thiểu số Cơ Tu. Hiện, có 8 nhóm phục vụ du lịch gồm: cồng chiêng, văn nghệ, ẩm thực, trekking, đan lát, hát lý, dệt thổ cẩm, thuyết minh với hơn 60 hộ dân tham gia.

7 thg 9, 2019

'Đổi vị' với bún thịt nướng

Nếu Hà Nội có bún chả nức tiếng gần xa thì Đà Nẵng cũng có bún thịt nướng để "chiều lòng" những thực khách khó tính nhất. Món ăn này có hương vị đậm đà, mộc mạc với những nguyên liệu dễ tìm, dễ chế biến.

Bún thịt nướng là món ăn phổ biến và được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn. 

Ở Đà Nẵng, bún thịt nướng được bán phổ biến trong nhiều hàng ăn, từ ngoại thành cho đến trung tâm thành phố và thường bán cùng các món đặc sản khác như bánh xèo, nem lụi, thịt bò lá lốt... Ngoài ra, đây cũng là món "đổi vị" của nhiều gia đình trong những ngày "chán cơm".

28 thg 8, 2019

Cầu Vàng và những khoảnh khắc đẹp xuất thần

Hơn 1 năm xuất hiện, cho đến thời điểm hiện tại, Cầu Vàng tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) vẫn luôn là điểm phải check in của tất cả du khách trong và ngoài nước. Cùng ngắm nhìn những khoảnh khắc đẹp không tưởng của cây đầu từng được tạp chí TIME của Mỹ đưa vào danh sách “Top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2018”.


Bức ảnh này được phóng viên của Reuters chụp lại sau một cơn mưa nhỏ bất ngờ đổ bộ lên cầu Vàng. Ở thời điểm đó, Cầu Vàng đang rất “hot”, bởi vậy lượng du khách đến tham quan cây cầu lúc nào cũng quá tải. Việc chụp ảnh Cầu Vàng khi đó còn là thách thức ngay cả những tay máy cừ khôi nhất.

19 thg 8, 2019

Sôi động biển Mỹ Khê

Biển Mỹ Khê Đà Nẵng từng được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Mùa hè đến nơi đây du khách được hòa vào không khí sôi động của nhiều lễ hội, sự kiện lớn của TP. Đà Nẵng. 

Bãi biển Mỹ Khê là tên gọi chung của dải bờ biển kéo dài chừng 10km từ chân bán đảo Sơn Trà đến tận Non Nước Ngũ Hành Sơn. Nhìn từ trên cao, Biển Mỹ Khê làm cho du khách bị “mê hoặc” bởi một màu xanh trải dài tới tận chân trời. Đặc biệt, khi hoàng hôn buông xuống, nơi đây khoác lên mình một tấm áo mới mang màu sắc vô cùng lãng mạn, yên tĩnh, tạo cảm giác vô cùng thoải mái, thư giãn.

Sở dĩ biển Mỹ Khê được bình chọn vào top 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh là bởi vì đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bình chọn như: thuận tiện về giao thông, bãi biển mở miễn phí cho du khách, có bờ cát dài và phẳng, ánh nắng và mức sóng phù hợp cho việc chơi các môn thể thao, có khả năng đảm bảo an toàn cho du khách, những khách sạn gần bãi biển hay khu nghỉ dưỡng đều đạt tiêu chuẩn quốc tế…

Bãi biển Mỹ Khê có độ dài gần 1km đã và đang là một trong những bãi biển quyến rũ nhất thế giới. Ảnh: Tất Sơn

15 thg 7, 2019

Sông Cổ Cò là 'đường tơ lụa' nối Hội An và Đà Nẵng

Đà Nẵng và Hội An từng được kết nối thủy lộ qua sông Cổ Cò. Nhiều kỳ vọng khi dòng sông bị bồi lấp hơn một thế kỷ qua sắp được khai thông trở lại.

Một điểm vui chơi trên sông nước ở đoạn sông Cổ Cò chưa bị bồi lắng, chảy qua Hội An - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Với nhiều lợi ích, hai địa phương đang tính toán, đầu tư để tận dụng cơ hội phát triển.

12 thg 7, 2019

Vẻ đẹp hoang sơ của Sủng Cỏ

Đến Sủng Cỏ, được tận mắt chiêm ngưỡng màu xanh trong của nước biển, bãi cát vàng mịn trải dài và những mỏm đá có hình thù kì lạ…, chắc chắn, nhiều người sẽ bị “chinh phục” bởi vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết và đầy quyến rũ của bãi biển xinh đẹp này. 

Ở Sủng Cỏ, ngoài bãi biển xanh biếc, bãi cát mịn trải dài, du khách còn được thư giãn với các hoạt động câu cá, câu mực… 

Ông Bùi Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc cho biết, bãi biển Sủng Cỏ nằm ở hướng Bắc của mũi Hải Vân, nhô ra biển. Nếu đi bằng tàu hay xuồng cao tốc từ cửa sông Hàn chỉ mất khoảng 15 phút, còn đi bằng tàu cá của ngư dân cũng chỉ mất hơn 40 phút đồng hồ. “Ngoài đi bằng tàu hay xuồng đến Sủng Cỏ, du khách cũng có thể chọn cách đến đây bằng đường bộ, men theo con đường mòn được người dân địa phương mở. Tuy nhiên, nếu đi bằng cách này, phải có người dẫn đường, nếu không rất có thể du khách sẽ bị lạc”, ông Hải chia sẻ.

3 thg 7, 2019

Vùng đất, con người Hòa Vang: Thăm Túy Loan, khám phá văn hóa đình làng

Hòa Vang là huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, phong phú, hệ thống sông ngòi, thác ghềnh thơ mộng, khí hậu trong lành, rừng nguyên sinh kỳ vĩ, đã tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, đẹp nao lòng người. Bên cạnh các danh lam thắng cảnh của làng quê, du khách còn được trải nghiệm sự độc đáo về bản sắc văn hóa của người dân khi tham quan đình làng và tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống. 

Lễ hội văn hóa đình làng Túy Loan. 

Nằm trên địa phận thôn Túy Loan Đông 2, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 15km (đi theo quốc lộ14B cũ).