31 thg 3, 2013

Đi bụi trên đảo vắng

Tôi đến Sơn Chà, hòn đảo nhỏ nằm giữa vùng biển Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế để thử cảm giác đi bụi trên đảo vắng, tận hưởng thiên nhiên với những bờ đá nối dài, những dải cát trắng mịn, những trảng rừng xanh thẳm, hoang sơ. 

Ban đầu, khi nghe bạn đường rủ đi Sơn Chà, tôi lập tức nghĩ ngay đến bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng và nghĩ bạn phát âm sai. Tôi không phải người duy nhất nhầm lẫn. Thực tế, Sơn Chà là một hòn đảo nhỏ, chỉ chừng 1,5km2 với chu vi 4km thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế, trông từ xa giống như hình một chiếc chảo úp ngược.

Chúng tôi nhìn thấy đảo, nhỏ bé nhưng xanh thẳm, sau một tiếng rưỡi đồng hồ lênh đênh trên biển. Thuyền cập bến, thật thú vị khi được bước chân trên dải cát trắng mịn màng, nhìn ngắm những dải đá nhấp nhô nhiều hình khối và những trảng rừng xanh mướt. 



Người La Hủ - Bản năng sinh tồn nơi biên viễn

Pa Vệ Sủ trời mù sương và âm u nhưng không buồn bằng cái nghèo hiện diện nơi đây. Những "con sóc, con hổ” mạnh mẽ của rừng già nay quay quắt trong nỗi buồn của nghèo đói.


Xã Pa Vệ Sủ quản lý 14 bản, trong đó có 13 bản người La Hủ, một bản người Mảng. Nơi chúng tôi ghé thăm là bản Sín Chải A, được hình thành cách đây hơn 20 năm. Ban đầu chỉ là một bản, nhưng do địa hình hiểm trở nên để dễ quản lý, bản được chia ra làm ba bản nhỏ là Sín Chải A, Sín Chải B và Sín Chải C. Bản Sín Chải A hiện có 34 hộ dân với 120 nhân khẩu, 100% là người La Hủ.


Mảnh trăng cuối rừng Bum Nưa

Ai đã một lần đến Tây Bắc sẽ mãi say cái mây, cái gió, cái rét mướt, mưa gào của vùng biên cương xa xôi. Đã nhiều năm lang thang qua các nẻo đường Tây Bắc nhưng tôi vẫn chọn Lai Châu là nơi để quay lại bởi vùng đất này gieo vào tâm trí tôi sự huyền bí thẳm sâu, tình người chân tình sâu sắc.

Tà dương trên núi rừng Bum Nưa

Cung đường khám phá lần này là xã biên giới Pa Vệ Sủ (giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với hai điểm nhấn quan trọng: thứ nhất là tìm hiểu cuộc sống người La Hủ - một dân tộc đang được bảo tồn đặc biệt với cuộc sống có nhiều điều bí ẩn và thứ hai là chinh phục vùng núi hiểm trở Phu Xi Lùng, nơi có mốc biên giới Việt - Trung số 42 ở cao độ 2.856,5m - cột mốc cao thứ hai của Việt Nam.


Ăn thòi lòi ở Cà Mau

Mùa này, có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển hoặc Đất Mũi (Cà Mau), dân sành điệu thường tìm cho được các món ngon từ thòi lòi, tuy dân dã nhưng hương vị thật đậm đà khó quên. 

Thòi lòi còn gọi là phương ngư, thường sống ở các bãi bồi cạnh mé biển, nơi mắm, đước mọc ken dày. Mắt thòi lòi lồi như mắt tôm, miệng vuông, màu sắc, kỳ vi rất đẹp. Chúng thường làm hang rất sâu, khi có động chui xuống hang trú ẩn rất nhanh. Bà con vùng biển săn bắt thòi lòi bằng cách câu và đặt xà di.

Để câu thòi lòi, dân biển thường dùng cần câu cắm, móc mồi xong, thả lưỡi câu vào miệng hang chờ thòi lòi dính câu mới giật lên. Mỗi người có thể sử dụng nhiều cần cắm một lúc nhiều miệng hang. Nhưng cách bắt phổ biến và hiệu quả nhất là đặt xà di. Xà di có hai loại. Một loại bện bằng lá dừa nước giống hình cái xà di đuổi chuột nhưng chỉ dài chừng ba tấc, một đầu to như miệng ống trúm (đường kính một tấc), đầu kia tóp lại để thòi lòi chui vào là không thể quay đầu ra. Một loại làm bằng lưới, cũng có kích thước tương tự nhưng dùng chỉ gân đan thành lưới.

Chè rong câu chân vịt

Không chỉ có nhiều đặc sản vang danh cả nước, Hội An còn có món “ăn chơi” dân dã mà người dân bản địa cũng như khách thập phương mê mẩn là chè rong câu chân vịt. 

Chè rong câu chân vịt 

Nghe tên chè rong câu chân vịt không ít người trong chúng ta tò mò nếu chưa một lần được thưởng thức. Tò mò cũng đúng vì nói đến chè thì dường như chẳng liên quan gì tới cái từ “chân vịt”.

30 thg 3, 2013

Độc đáo tranh kiếng Nam Bộ

Trong quá trình phát triển, ở mỗi vùng đất, vùng văn hoá, tranh kiếng (kính) lại xuất hiện thêm những nội dung mới để phù hợp với phong hóa cộng đồng dân cư, dân tộc. Từ đó, mỗi dòng tranh kiếng hình thành những sắc thái riêng biệt, độc đáo mà trong loạt bài kỳ trước mới chỉ nói tới Dòng tranh Chợ Lớn.

Dòng tranh Lái Thiêu có loại vẽ nhiều màu, tiêu biểu như màu hường, màu xanh lông két, màu trắng, màu vàng, xanh dương..., nhưng cũng có loại màu nền đen hoặc đỏ, đặc biệt các hoa văn, hình họa đều dán ốc xà cừ để tạo nên sắc trắng bạc phản quang. Sắc màu phản quang truyền thống là lớp màu điệp trong tranh mộc bản, kế đó là sản phẩm cẩn ốc xà cừ và hiện đại là tráng thủy và dán giấy trang kim đa sắc, chủ yếu là vàng kim và bạc.

Đặc phẩm của tranh kiếng Lái Thiêu là bộ tranh thờ tổ tiên: bức tranh sơn thủy vẽ núi ở hậu cảnh với dòng sông chảy ngoằn ngoèo, thấp thoáng trong khóm cây vài nếp nhà, và trung tâm là một ngôi nhà khang trang với sân vườn gần mé sông, có cây cầu bắc qua, ngụ ý nhắc câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Lái Thiêu có thể coi là xứ sở mở đầu cho loại tranh thờ tổ tiên lừng danh ở xứ Nam Bộ. Về sau, bộ tranh thờ tổ tiên có thêm đồ án cây đại thụ: gốc lớn cành lá sum suê, biểu ý “Cây có cội, nước có nguồn”.

Phượng tím đi qua…

Phượng tím Đà Lạt hàng năm nở hoa rộ vào cuối đông năm cũ và kéo dài đến hết mùa xuân năm mới. Là mùa sắc tím biêng biếc nhuộm đầy những con phố chính rồi lặng lẽ dừng chân ở những khu vườn ngoại ô điểm thêm những nét họa lung linh giữa trời đất Đà Lạt muôn triệu màu hoa. 

Phượng tím điểm hoa 

Cứ lên hết đèo Prenn, xuôi nhẹ êm hai đường dốc phố ngập đầy hoa hồng, khách du lại khó lòng giấu được cảm xúc ngẩn ngơ trước những chùm phượng tím điểm hoa trước đường vào Nhà hàng Thủy Tạ Đà Lạt. Những cành hoa hiếm hoi cuối mùa đong đưa, vừa quen thuộc vừa như xa lạ, vừa kỳ thú như lại vừa gần gũi…


Hoa bất tử nơi chân đèo Prenn

Một trong những “đặc sản” được du khách yêu thích khi đến với Đà Lạt chính là hoa bất tử, loài hoa nhiều màu sắc và giữ được vẻ đẹp nhiều tháng sau khi lìa cành. Bất tử được bán như một loại hoa tươi, được dùng để chế tác ra những bình hoa, lẵng hoa... Nhiều du khách và thậm chí cả người Đà Lạt đều tưởng rằng, đó là một loài hoa rừng được thu hái trong tự nhiên. Rất ít người biết rằng, lượng hoa bất tử cung cấp cho thị trường thuộc về cư dân một xóm của Đà Lạt. Đó là cư dân xóm Thác Prenn, nay thuộc về tổ 19 phường 3, nơi có những vườn bất tử tươi tắn sắc màu trong tiếng nước êm dịu của ngọn thác nơi đầu thành phố.


Xóm Thác Prenn vốn có cư dân sinh sống với nghề trồng la ghim như sú, lơ, cải thảo; cây ăn trái như hồng, cà phê. Và từ khi Đà Lạt thu hút đông đảo du khách nội địa, người dân xóm có thêm nghề trồng hoa bất tử. Chị Đầu Thị Xuân, cán bộ phụ nữ đồng thời là một người gắn bó với bông bất tử kể: “Bông bất tử được trồng ở đây đã khá lâu rồi, phải vài chục năm. Cũng không rõ ban đầu ai là người trồng nhưng bản thân gia đình tôi cũng là một trong những hộ trồng bất tử từ rất sớm. Hiện cả xóm có xấp xỉ 20 hộ trồng bất tử, có hộ trồng tới 2 sào, nhất là những hộ khu vực gần núi. Theo tôi được biết, gần như chỉ có bà con ở xóm Thác này trồng bất tử cung cấp cho thị trường Đà Lạt”. Những hộ trồng bất tử với diện tích lớn có thể kể tới gia đình chị Xuân, bà Phượng Thoại, anh Bốn Tân... và nhiều hộ gia đình khác.

Kỳ thú động Ba Hang

Rời cầu cảng du lịch Bãi Cháy gần một tiếng đi thuyền là đến động Ba Hang. Tên Động Ba Hang gắn liền bởi ba điểm đi qua hang, động, ta mới vào được hồ nước trên vịnh được núi bao quanh. Tại đây bạn không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trùng điệp của núi non. Chính vì vậy nơi đây đã quấn hút du khách hành trình khám phá Hạ Long.

 Hồ trong động Ba Hang được núi đá bao quanh. 

Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tân Hóa

Từ trước đến nay, nhắc đến hang động mọi người thường nghĩ ngay đến khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng của huyện Bố Trạch mà ít ai biết rằng khu vực thung lũng Tú Làn ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa cũng có một vòng cung hang động kỳ vĩ đến ngỡ ngàng 

Theo lời mời của anh Nguyễn Châu Á, Giám đốc Công ty lữ hành quốc tế Oxalis (Chua Me Đất), chúng tôi lên Tân Hóa. Con đường cấp phối lổm nhổm đá từ thôn Cổ Liêm chạy giữa cánh đồng ngô, lúa xanh non, xa về hai bên từng khối núi đá vôi xếp lớp trùng điệp.

Thung lũng Tú Làn đẹp như bức tranh thủy mặc, được tô điểm thêm bởi con suối Rào Nậy mềm mại uốn lượn quanh co, những ngọn đồi nằm lẻ loi rải rác tạo nên một khung cảnh núi rừng hoang dại nhưng kiêu kỳ và đầy bí ẩn. Chiếc xe cải tiến dùng tăng bo chở chúng tôi dừng lại tại một bãi đất trống bằng phẳng bên cạnh suối, mọi người sửa soạn hành trang, ba lô chỉ có nước uống, một ít đồ ăn nhẹ, túi võng ngủ và chiếc máy chụp hình, các thứ còn lại được mấy anh chị người địa phương đảm trách, thế là lên đường.

29 thg 3, 2013

Thăm đất Cần Giuộc

Cần Giuộc, cái tên đậm chất phương ngữ Nam Bộ đã được nhiều thế hệ người Việt biết đến qua bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", một trong những tác phẩm văn học bất hủ của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Cần Giuộc hôm nay hiện ra là một vùng đất trù phú, nhiều tiềm năng, với hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa đang được bảo tồn, gìn giữ.

Ngược dòng lịch sử, Cần Giuộc thuộc đất Gia Định xưa, là nơi hình thành nước Phù Nam vào thế kỷ thứ nhất và bị Chân Lạp chinh phục vào thế kỷ VI. Các kết quả khảo cổ tại di tích lịch sử khảo cổ học Chùa Núi thuộc xã Đông Thạnh cho thấy, vùng đất Cần Giuộc 2.000 - 3.000 năm về trước đã có người sinh sống nhưng do địa thế đất đai chưa ổn định nên đến cuối thế kỷ XVI hầu hết vùng này vẫn còn là rừng rậm hoang vu... Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào Nam kinh lý, địa bàn Cần Giuộc chính thức thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Năm 1832, vua Minh Mạng chia Gia Định thành 6 tỉnh - “Lục tỉnh Nam Kỳ”, gồm: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên thì địa bàn Cần Giuộc nằm trong huyện Phước Lộc, thuộc phủ Tân An, tỉnh Phiên An (tỉnh Phiên An sau này lại được đổi tên thành Gia Định). 



Tượng đài anh hùng Nguyễn Thái Bình đặt tại ấp Trị Yên, xã Tân Kim, là địa điểm tưởng nhớ một tri thức trẻ, một nhân vật tích cực trong phong trào phản chiến của người Việt ngay trên đất Mỹ.

Sắc màu Phố Cáo

Tôi đã qua Phố Cáo vào những ngày mây mù, mù dày đặc đến nỗi có thể cảm nhận dùng tay cắt xén mù thành những miếng bánh như người Mông dễ dàng cắt mèn mén ở chợ Phố Cáo. Cũng có lần tôi qua Phố Cáo vào một ngày nắng đẹp, anh bạn Tiến đưa tôi đi chợ Phố Cáo như lạc vào mê cung của sắc màu thổ cẩm. Nhưng lần này, Phố Cáo của tôi lại khoác lên mình bộ cánh rực rỡ bởi sắc màu của hoa đào, hoa mận. 


«...

         Phố Cáo là một  của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Xã Phố Cáo có khoảng 5000 nhân khẩu, hầu hết là người Mông. Chợ phiên Phố Cáo họp 6 ngày/phiên. Nhà cửa ở đây làm bằng tường trình, xếp hàng rào đá xung quanh và người Mông ở đây còn giữ nguyên trang phục, các nét sinh hoạt truyền thống. Phố Cáo là một địa chỉ du lịch không thể bỏ qua khi du ngoạn công viên địa chất Đồng Văn .
Nghĩ cũng lạ, cả cao nguyên đá bao la ngun ngút màu xám ngắt của đá tai mèo, vậy mà đất trời lại ban cho vùng này một loại cây mềm mại, có sức sống dẻo dai và đặc biệt xuân về có hoa như thắp lửa giữa mênh mông đá. Tôi quen anh bạn Tiến của tôi cũng gắn liền với loài hoa này. Có lần đi ngang qua Phố Cáo, thấy Tiến định chặt cây đào già nhiều nụ trước cửa nhà mình bán cho một khách chơi thì tôi ngăn lại. Trong tâm thức, tôi có ý định sẽ chụp bức ảnh cây đào này vào buổi sáng mai khi nắng ló rạng sau dãy núi đá xa hoặc khi khói chiều lên trên mái ngói âm dương nhuốm màu thời gian nhà Tiến. Tôi hỏi Tiến: “Cây đào này trồng bao lâu rồi?”. Tiến nói bâng quơ: “Tao không biết, cây này ông tao lên Lũng Cú lấy về trồng, nó đã có hoa từ khi tao còn bé, không biết được đâu”. Tôi lại hỏi: “Đẹp thế sao chặt đi, phí sức ông mày trồng”. Tiến lặng im một lúc rồi nói trống không: “Ờ, không chặt để bán nữa”. Lần này, cây đào trước cửa nhà Tiến đẹp rực rỡ. Thân cây ám một màu đen mốc xịt như xù mình để chống chọi lại cái lạnh mùa đông. Từ những điểm mốc meo đó lại mọc ra những bông hoa hồng thắm rực rỡ. Cũng chỉ có cái sắc hồng phai điểm tô cho cả một vùng đá xám xịt là tín hiệu của mùa xuân, của riêng Phố Cáo mà đã đến thì sẽ say mê, mộng du như lạc vào một chốn thần tiên nào đó.

Phố Cáo khoác lên mình sắc màu của hoa mận trắng muốt, hoa cải vàng rực.

An Giang cũng có ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang Tà Pạ. Ảnh: Cúc Tần

Nghe tôi tấm tắc, khoe ruộng bậc thang ở Tây Bắc đẹp "não nùng", anh bạn người Tri Tôn (An Giang) mỉm nụ cười khó hiểu rồi kéo tôi lên đường. 

Rời quán cà phê góc phố núi thị trấn Tri Tôn, chạy xe gắn máy chẳng bao xa, chúng tôi rẽ vào một con đường lót đá xanh chẻ. Cuối đường nơi có một ông Chằn mặt mày dữ tợn đứng, đó là dường lên chùa Khmer Tà Pạ (xã Cô Tô). Chùa Tà Pạ, có tên chính thức là chùa Chưn Num, một ngôi chùa theo Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) của người Khmer địa phương.


28 thg 3, 2013

Vẻ đẹp bình yên miền quê Đại Lộc

Nằm bên dãy Trường Sơn hùng vĩ, huyện Đại Lộc mang vẻ đẹp đặc trưng của miền sơn cước Quảng Nam với nhiều đồi, sông, hồ, khe, suối và thác nước nên thơ. Đại Lộc cũng được dòng sông Thu Bồn tắm mát vào mùa hè, ban tặng phù sa vào mùa mưa, đưa khách thương hồ lên miền ngược hoặc xuôi về Cửa Đại, Hội An nên đời sống người dân từ xưa cũng có nhiều điều thi vị.

Sông Thu Bồn đoạn chảy qua Đại Lộc được gọi là sông Vu Gia. Sông Vu Gia uốn lượn qua những thôn làng làm nên vẻ đẹp đồng quê yên ả mà đầy sức sống.

Bên kia sông là cả vùng đất màu mỡ hằng năm đều được bồi đắp. Ngược lại, bên này sau những trận lụt đất ngày càng lở nhiều hơn.

Thả diều


Trên 7km đường ray

Ga Đà Lạt, khánh thành từ năm 1938, từng nổi tiếng là nhà ga đẹp nhất Đông Dương, gắn liền với quá khứ vàng son của tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt.

Từ năm 2001, công trình này đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. 

Cô bé 8 tuổi này không giấu được sự hiếu kỳ khi lần đầu tiên đi tàu hỏa

Không ít du khách ghé đến đây nhìn ngắm nhà ga, chụp ảnh lưu niệm rồi… đi. Nếu chịu khó nán lại, họ có thể có cơ hội chu du trên tuyến đường sắt ngắn nhất Việt Nam: 7km.

27 thg 3, 2013

Ngôi làng Pháp trên đỉnh Bà Nà

Bà Nà Hills - khu du lịch đang trở thành cái tên nổi tiếng ở Đông Nam Á, khởi đi từ câu chuyện về những ngôi biệt thự Pháp hoang phế già nửa thế kỷ tại Bà Nà. 


Ngày nay, khách du lịch đến đây có thể nhìn ngắm sự lãng mạn huyền bí khi vạch lá, vén hoa để đến với quá khứ còn vương lại trên các bức tường đổ nát của những biệt thự.

Và trong ba năm qua, một thương hiệu Việt, Sun Group đã cố gắng viết tiếp câu chuyện văn hóa Pháp bằng các ý tưởng về một khu du lịch châu Âu tuyệt đẹp giữa núi non trùng điệp chỉ cách biển Đà Nẵng 25km. 

Phở Nam Định

Nhà văn Chu Văn từng bảo rằng nghề làm phở phát tích từ thôn Rao Cù huyện Nam Trực của tỉnh Nam Định; hỏi các ông chủ tiệm phở ở Sài Gòn ở cả Vientian (Lào)… thì y như rằng cứ mười ông có chín ông gốc quê Nam Định!


Bây giờ thì khắp các nơi, Hà Nội, Hải Phòng… đâu đâu cũng nhan nhản những biển hàng “Phở gia truyền Nam Định”. Nhưng Nam Định có thật là quê hương của phở không thì lại là chuyện khác.


26 thg 3, 2013

Khám phá Yang Bay

Thuộc huyện Khánh Vĩnh, cách Nha Trang khoảng 45km, trong khu vực Buôn Y Bay, thác Yang Bay theo cách gọi của người dân tộc Raglay có nghĩa là Thác Trời. Từ Nha Trang, theo đường 23/10, đến ngã ba Cầu Lùng Diên Khánh rẽ đường đi Đà Lạt, đi khoảng 5km thấy bảng chỉ dẫn đường vào thác Yang Bay.

Mộc Thần

Điểm tham quan đầu tiên sẽ là Mộc Thần hay còn gọi là cây Tình yêu. Đây là một cây cổ thụ độc đáo mà bà con người Raglay kính cẩn gọi là Mộc Thần. Với chiều cao khoảng hơn 25m, tán xòe tỏa bóng mát rộng, gốc cây khổng lồ này được tạo thành bởi hai cây si và da ghép lại phải đến 20 người ôm mới hết.


Phiêu diêu chốn Lộ Diêu

Núi chạy vòng ôm bãi Lộ Diêu tạo hình chiếc cung mà dây cung là những đợt sóng biển ì ầm vỗ. Gành đá chồm lên nhọn hoắt như những mũi tên lao ra biển. Nơi bí hiểm hoang sơ say đắm lòng người này từng là chỗ cho tàu không số vào trú ẩn.

Ảnh: Trường Đăng

Biển xanh cát trắng nắng vàng
Ai ơi có nhớ cô nàng Lộ Diêu
Lộ Diêu một biển ba đèo
Gian nan đã vượt, khó nghèo đã qua…



Nơi mỏm đất cực Bắc

Ấy là mốc 428 - điểm xa nhất về phía Bắc của Tổ quốc hình chữ S. Một dải đất nhỏ nhưng chứa đầy cảm xúc với những người muốn khám phá từng điểm của dáng hình đất nước. 

Ở cột mốc 428 - Ảnh: CTV

Một “dân đi” có tên rất ngộ - Rắn Rong Ruổi - đánh dấu một điểm đỏ chói trên bản đồ. Và một lời rủ “đi mốc 428 nhé” đủ sức lôi kéo cả chục người thoát ra khỏi Hà Nội ồn ào để ngược về phía Bắc, lên Hà Giang đi tìm mốc đỏ. 


Béo thơm bánh đúc Cần Thơ

“…Ôi quê ta bánh đa, bánh đúc / Nơi thảo thơm đồng xanh, trái ngọt"… Những câu ca trong bài Về quê của nhạc sĩ Phó Đức Phương qua giọng hát truyền cảm của ca sĩ Quang Lý như đưa tôi về với những ngày xưa yêu dấu nơi quê nhà... 

Đĩa bánh đúc mặn béo thơm và hấp dẫn - Ảnh: Thanh Tâm

Ở quê tôi, sau vụ mùa là thời gian rảnh rỗi. Khi nước trên đồng bắt đầu rút cạn xuống các lung, đìa, ao, đầm… cũng là thời điểm các cậu tôi rủ nhau đi tát đìa bắt tôm. Chỉ cần hai người dùng gàu dai tát vài giờ, nước giựt xuống khoảng 2/3 đìa là lũ tôm càng giơ râu nổi lên.

Tôi cùng cậu tranh thủ lội xuống đìa “chộp” tôm cho vào giỏ. Loáng chốc đã được lưng lửng thùng. Tôi khệ nệ mang thùng tôm về nhà cho ngoại để chế biến món ăn và trưa đến thế nào cả nhà cũng được thưởng thức món bánh đúc nhưn tôm do ngoại làm…

Hội An mùa ruốc về

Mùa cào ruốc vùng biển Hội An (Quảng Nam) thường bắt đầu từ dịp tết cổ truyền và kết thúc vào cuối tháng 4. Những ngày này, từ sáng sớm, nhiều du khách đã háo hức ra mé biển An Bàng - Cửa Đại tận mắt chứng kiến từng tốp ngư dân ngực trần, chân đất đạp sóng giăng những mẻ lưới cào ruốc.

Hấp dẫn gỏi ruốc - Ảnh: T.Ly

Những ngày trời yên biển lặng, ruốc về dày đặc. Đi dọc các làng chài cảm nhận mùi ruốc nồng nồng phả theo những cơn gió nồm. Nhưng thích nhất khi đến mùa ruốc là thực đơn tại quán cơm, nhà hàng phố Hội phong phú nhiều món từ ruốc tươi, góp phần tạo nên nét độc đáo trong ẩm thực biển xứ Quảng.


25 thg 3, 2013

Độc đáo trinh nữ rước kiệu xoay hội làng Thổ Khối

Trong lễ hội làng Thổ Khối, để được chọn làm người rước kiệu Thánh Ông, Thánh Bà, các nam thanh, nữ tú được nhất định phải là đồng trinh.

Quãng đường rước "các ngài" từ đình làng Thổ Khối ra bến sông lấy nước rồi rước ngược về đình chỉ khoảng 2km, nhưng đoàn rước phải mất tới gần 2 giờ đồng hồ mới hoàn thành bởi cứ đi một đoạn ngắn kiệu lại xoay hoặc chạy ngược. Trong trang phục truyền thống, những cô gái chân yếu tay mềm hay cả những chàng trai khỏe mạnh đã phải rất vất vả mới có thể giữ thăng bằng khi kiệu xoay theo một lộ trình đầy ngẫu hứng và không hề được báo trước.


Kiệu Thánh Bà do 8 đồng nữ rước.

Di tích Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa ở Lý Sơn

Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa là những di tích nằm trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, cách cảng biển Sa Kỳ 15 hải lý, về phía đông bắc. Những di tích này liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thành lập từ thời các chúa Nguyễn để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển, đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.


Âm linh tự làng An Hải, một công trình thờ tự đặc biệt

Âm linh tự (nghĩa tự, miếu âm hồn, miếu âm nhơn, am chúng sinh…) là một công trình thờ tự thường gặp ở các làng, xã, xóm, ấp trên khắp đất nước Việt Nam.

Đây là nơi thờ cúng vong hồn những người chết đi nhưng vì nhiều lý do không có ai thừa nhận hoặc không ai biết đến. Họ có thể là một kẻ vô gia cư, không họ hàng thân thích. Cũng có thể họ có gia đình, còn bà con, thân tộc nhưng trên bước đường lưu lạc mưu sinh thình lình gặp tai ương bất trắc hay tật bệnh bất ngờ rồi lìa đời ở một nơi nào đó mà thân nhân chẳng được báo tin, vô tình trở thành những âm linh cô độc… 


Âm linh tự làng An Hải 


Săn... kiến

Trong quá trình hình thành, huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa là nơi giao thoa, quần tụ của rất nhiều tộc người trong cuộc di cư đi tìm miền đất mới. Bởi vậy nơi miền sơn cước dẫu còn nhọc nhằn trong cuộc sống nhưng lại tiềm ẩn một kho tàng văn hóa, bảo lưu nhiều sắc thái đặc trưng của người Việt ở những thế kỷ trước. Lên với Minh Hóa, không chỉ được đắm mình trong điệu hò thuốc sâu lắng, mà còn thích thú vì những món ăn truyền thống của người dân nơi đây. Ngoài cơm pồi, ốc tực, cá mát, canh giấm ông bầu, tằm lá sắn…, người dân còn có nghề “săn kiến” để chế biến món ăn-một nét văn hóa ẩm thực độc đáo chỉ có ở Minh Hóa vào mùa xuân.

Các bậc cao niên kể lại rằng, hàng năm vào khoảng cuối tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch, người dân Minh Hóa khi đi hái củi hay kiếm tìm những sản vật của rừng đều để ý dò xem khu vực đó có bao nhiêu... tổ kiến. Và để không mất công lội rừng vất vả, nhà nào cũng chuẩn bị cho mình một đôi thúng, một cái sàng và một cái nia để đi đánh trứng kiến về nấu “pún”, canh tòn mòn... Loài kiến có mặt khắp mọi nơi, con vật bé xíu nhưng lại có thành phần dinh dưỡng cao, ngoài ra nó còn có nhiều sinh tố và khoáng chất. Thời phong kiến, người ta dùng kiến để bào chế thành những viên thuốc tráng lực như thuốc bổ bây giờ.

Chùa Khánh Vân

Chùa Khánh Vân được xây dựng từ thế kỷ XIX trên khu vực khá bằng phẳng của đỉnh núi Khánh Vân, thuộc đội 7 xóm Khánh Vân, thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện (Sơn Tịnh). Chùa là nơi lưu lại dấu chân vân du của nhiều vị cao tăng đắc đạo và đây cũng là cơ sở hoạt động bí mật của cách mạng. Năm 1967 chùa bị bọn lính Nam Triều Tiên đánh sập sau đó bị lính Mỹ san ủi hoàn toàn. Hiện tại ngôi chùa chỉ còn sót lại Dinh Bà ghi lại dấu tích ngôi chùa cổ năm xưa.

Chùa Khánh Vân do hòa thượng Diệu Quang đệ lục tổ Thiên Ấn khai sơn kiến lập năm 1892. Chùa được xây dựng trên khu vực đất khá bằng phẳng của đỉnh núi Khánh Vân, đường lên chùa với khoảng 50 bậc tam cấp, hai bên là rừng cổ thụ mọc trên núi đá tự nhiên tạo nên khung cảnh tao nhã thanh tịnh cuốn hút du khách thập phương khi đến nơi đây viếng cảnh. Theo lời kể lại của những cụ cao tuổi ở xóm Khánh Vân thì chùa trước kia có kiến trúc hình chữ tam, gồm nhà tiền đường, nhà chính điện (bái đường) và nhà tăng đường (nhà tổ). Bên cạnh chùa chính liền tiếp về phía đông là nhà khách và nhà bếp. Kiến trúc của chùa chính là kiểu kiến trúc nhà rường gồm 3 gian 2 chái. 

Ông Đặng Dân bên Dinh Bà dấu tích còn sót lại của ngôi chùa cổ năm xưa. 

Gặp hậu duệ dòng họ bị 'kết tội' lén táng mộ tổ vào tháp Rùa

Trong nhiều tài liệu khảo cứu được công bố, các nhà nghiên cứu đều cho rằng người xây tháp rùa là Nguyễn Hữu Kim (tức Bá Hộ Kim, một người giàu có nức tiếng của Hà Nội cuối thế kỷ 19).

Tuy nhiên, một số tài liệu lại lý giải, sở dĩ Bá hộ Kim xây dựng tháp Rùa là có mục đích riêng, nhằm táng hài cốt cha mẹ mình vào đó? Giả thuyết này bắt đầu từ một tài liệu do nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện văn bản hóa và sau đó được một số tài liệu khác trích dẫn lại. Trong hành trình đi tìm sự thật của câu chuyện, song song với việc khảo cứu nhiều tài liệu xưa, chúng tôi đã tìm lại hậu duệ của nhân vật Bá hộ Kim để làm rõ thực hư một truyền thuyết. 

Bàn thờ bên trong tháp Rùa (Hồ Gươm).


24 thg 3, 2013

Dấu xưa Cự Đà

Chỉ cách trung tâm TP.Hà Nội khoảng 20km, nằm trầm mặc bên bờ con sông Nhuệ hiền hòa, làng Cự Đà (xã Cự Khê, Thanh Oai) đã có lịch sử gần 5 thế kỷ nhưng vẫn giữ được nét cổ xưa của làng quê Việt.

Miếu Cự Đà

Đến Cự Đà, du khách bắt gặp đầu tiên là những gốc đa, gốc si già bên bờ sông Nhuệ. Cây đã đứng đó cả thế kỷ nay, che nắng để bọn trẻ đánh bi, đánh đáo trong những ngày Hè oi ả, tỏa bóng mát cho quán nước chè xanh của mẹ, của chị. Dưới ánh nắng sớm mai, cành lá rì rào trong gió, tiếng chim ríu rít trong không trung.

Khai hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung khai hội ngày 21-3 tại khu di tích đền Đa Hòa Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) thu hút hàng ngàn người dân và du khách. 

Lễ dâng hương đức thánh Chử Đồng Tử - Ảnh: Đình Vũ

Năm vị tiến sĩ nho học người Quảng Ngãi

Năm Kỷ Mão (Gia Long năm thứ 18 - 1819) ông Trương Đăng Quế (1793 – 1865) người làng Mỹ Khê, nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh đỗ hương cống (cử nhân) tại trường thi Trực Lệ (sau đổi là trường thi Thừa Thiên) trở thành người khai khoa cho sĩ tử Quảng Ngãi.

Tròn 100 năm, cho đến khoa thi Hương năm Mậu Ngọ - Khải Định thứ 3 (1918) và khoa thi Hội năm Kỷ Mão tiếp theo đó, những khoa thi đặt dấu chấm hết cho chế độ thi cử Hán học tại Việt Nam, tỉnh Quảng Ngãi có 11 người đỗ đại khoa (5 tiến sĩ, 6 phó bảng), hơn 100 người đỗ Cử nhân (trong đó có 11 người đỗ Giải nguyên) và nhiều hơn là những người đỗ sinh đồ, tú tài.

1. Tiến sĩ Trương Đăng Trinh (1812 – 1843):

Ông có tên tự là Ninh Phủ, sinh năm Nhâm Thân, đỗ cử nhân khoa Tân Sửu (Thiệu Trị năm thứ 1 - 1841) tại trường thi Hương Thừa Thiên; đỗ đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân khoa thi Hội năm Nhâm Dần (Thiệu Trị năm thứ 2 - 1842), là người đỗ đại khoa đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi.

Thi đỗ, ông được sơ bổ vào Hàn Lâm viện, giữ chức Hàn Lâm Tu Soạn, được một thời gian thì mất vào ngày 20 tháng 7 năm Quý Mão (1843). 

Đặc sản kiến và trứng kiến của người K’dong

Tục ăn kiến đã tồn tại từ bao đời nay trong đồng bào K'dong ở huyện Sơn Tây, từ món ăn khác lạ đối với nhiều người giờ trở thành món ăn đặc sản kỳ diệu của vùng núi rừng này. 

Mỗi ngày đi rẫy về, cụ Đinh Văn Nhú ở xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây cũng đem theo về vài tổ kiến. Cụ Nhú cho biết: Loài kiến này đồng bào nơi đây thường gọi là kiến chua, kiến hay ghép các lá cây lại và làm tổ trên ngọn cây. Đến mùa sinh sản kiến có rất nhiều trứng, đây chính là món ăn rất thú vị của đồng bào K'dong.

Cụ Nhú vào rừng lấy tổ kiến về. 

Sau khi lấy tổ kiến về, cụ Nhú dùng lá cây khô thui nhưng chỉ đủ lượng nóng cho kiến vừa héo, không được để kiến và trứng cháy đen. Khi lấy ra khỏi tổ, kiến và trứng được sàng sạch rác, rồi chế biến các món ăn. 

Những món ngon từ bắp chuối rừng

Bắp chuối rừng nấu canh, xào hay trộn gỏi tôm thịt... là những món ăn ngon độc đáo nơi vùng cao xứ Quảng.

Bắp chuối rừng vốn là nguồn thực phẩm quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho bà con miền núi. Với đôi bàn tay khéo léo, người phụ nữ vùng cao đã chế biến bắp chuối rừng thành nhiều món dân dã. Không những ngon miệng, theo kinh nghiệm dân gian, bắp chuối rừng còn rất tốt cho cơ thể, làm máu lưu thông, giải nhiệt trong mùa nắng nóng... 


Canh bắp chuối rừng nấu giò lợn rừng. Ảnh: T.L. 

Để thưởng thức hết hương vị thơm ngon của bắp chuối rừng, người dân ở đây thường chọn những bắp chuối vừa mới ra hết buồng. Tước bỏ phần bẹ ngoài, thái lát mỏng vừa ăn, ngâm vào nước đã pha chanh hoặc giấm cho trắng. Sau đó vớt ra để ráo, trộn với các loại rau khác để ăn sống. Dễ chế biến nhất là bắp chuối xào, chỉ cần bắc chảo lên phi thơm dầu cùng hành tỏi, cho bắp chuối thái mỏng vào xào, rắc lên một ít tiêu, nêm gia vị vừa ăn là được. Đơn giản là thế nhưng ai đã ăn một lần thì không thể quên được hương vị thơm nồng cay cay của món ăn.


23 thg 3, 2013

Thác Bản Giốc

Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á., lớn thứ tư thế giới trong số các thác nước đẹp nhất nằm trên biên giới giữa các quốc gia.

Việt Nam có nhiều thác nước hùng vĩ, đẹp, như Đambri (Bảo Lộc), Datanla, Pren (Đà Lạt), Trinh nữ, Đraynu, Đraysap (Đắc Lắc)...Tuy vậy, thác nước được coi là lớn nhất, đẹp nhất Việt Nam là thác Bản Giốc. Thác Bản Giốc nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách thị xã Cao Bằng gần 90 km. 

Bản Giốc - thác nước lớn thứ tư thế giới, thác đẹp nhất nằm trên biên giới giữa các quốc gia 

Từ Hà Nội, chúng tôi đi ô tô lên Cao Bằng. Cảnh sắc tuyệt vời và khí hậu mát mẻ của miền Đông Bắc với đồi núi chập chùng, những cánh rừng xanh ngắt, những nương lúa rập rờn…khiến con đường gần 300 km như ngắn lại rất nhiều.


Viếng "đất Phật" núi Sam, Bảy Núi

Đến An Giang, một số khách tham quan, du khảo... còn hầu hết khách vì mục đích tín ngưỡng bởi từ xưa, người dân đã coi núi Sam và vùng Bảy Núi là vùng địa linh, đất Phật. 

Du khách tham quan hồ Thủy Liêm và chùa Phật Lớn - núi Cấm - Ảnh: H.Vũ

Tại núi Sam, lễ hội vía Bà hằng năm thường diễn ra từ ngày 22 đến 25-4 âm lịch nhưng những năm gần đây, từ sau Tết Nguyên đán kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch, du khách đã bắt đầu đổ về núi Sam và núi Cấm khiến không khí phố núi ngày càng tưng bừng náo nhiệt.


Vị bánh nếp hương xưa

Mấy chục năm sống xa quê, được đi đó đi đây, thưởng thức nhiều món ngon nơi đất khách nhưng lòng tôi chẳng lúc nào nguôi ngoai, nhớ về món quà quê của một thời nghèo khó, món bánh nếp.

Bánh nếp được bọc lá chuối đem hấp - Ảnh: T.Ly

Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi má mới làm bánh nếp cho cả nhà ăn. Hầu hết phụ nữ quê tôi đều biết làm bánh nếp. Rất giản dị, bánh được làm từ bột nếp và nhân đậu xanh, nhưng quan trọng lại là sự khéo léo của người chế biến từ khâu chọn nguyên liệu cho đến pha chế nước mắm. 

22 thg 3, 2013

Nhất Hà Giang

Cô bí thư tỉnh đoàn Hà Giang tự hào khoe “Hà Giang có ba cái nhất”… rồi dừng lại đó, mặc cho người nghe háo hức chờ đợi. Tôi có cảm giác như mình bị treo lơ lửng trên đôi môi chúm chím chết người của cô. Cho đến lúc biết chắc người đối diện không còn chịu đựng nổi nữa, cô mới chịu hé lộ: “Một là, nhiều đá nhất. Hai là ít nước nhất. Và ba là hiếu khách nhất”.

Đèo Mã Pí Lèng

Gì chứ khoản hiếu khách thì tôi đồng ý. Lúc xe mới vào địa phận thành phố, Hồng Minh - người bạn dẫn tôi lên Hà Giang - gọi điện báo tin có bạn lên thăm, thế là mấy phút sau vợ chồng cô bí thư tỉnh đoàn đã xuất hiện, hướng dẫn chúng tôi đến một nhà hàng đặc sản, tự tay sắp xếp ghế ngồi, đặt món ăn, chuyện trò hồ hởi phấn khởi.

Xem chim ở Đất Mũi

Anh bạn người ngoại quốc đến tìm tôi, mang theo niềm băn khoăn không biết tìm nơi nào để trả hai con cò nhỏ mà anh vô tình có được về “nhà” của chúng. Thấy anh xót xa ngó hai con cò yếu ớt bị nhốt trong rọ, tôi tự nhủ không được ngại khó, phải đưa chúng, và cả người bạn yêu thiên nhiên này nữa, về đúng nơi được gọi là xứ sở của các loài chim...


Thả chim, bắt cá ở U Minh Hạ

6 giờ sáng, chiếc máy bay đưa chúng tôi từ phi trường Tân Sơn Nhất xuống sân bay Cà Mau. 6 giờ 50, hai du khách mang theo hai con cò hối hả đón xe ôm phóng thẳng ra bến tàu cao tốc để đi U Minh Hạ.

Ca nô lướt sóng giữa dòng sông rộng mênh mông, giữa tiếng rì rào của rặng tràm xanh mướt hai bên bờ. 45 phút sau, chúng tôi phải chuyển qua chiếc ghe chèo nhỏ bé thì mới có thể len lỏi giữa ngút ngàn đước xòe rễ ngoằn nghèo, gốc mắm xù xì và lềnh khênh tràm.

Bánh gừng

Bánh gừng có hình san hô. Ảnh: Cúc Tần 

Bánh gừng là món ăn chơi của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Nếu có dịp ghé các địa phương có người dân tộc này cư trú vào những ngày lễ tết của họ, như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Prôn-chung-bân (thường gọi là Pithi Sen Dolta, ngày lễ cúng ông bà tổ tiên), Ok Om Bok (lễ cúng trăng)... du khách sẽ được thưởng thức hương vị bánh gừng, mà người Khmer gọi là Num-khơ-nhây.

Loại bánh truyền thống, đặc sắc này còn có mặt ngay cả trong những lễ lạc nhỏ, trong sinh hoạt giao tiếp quan trọng thường ngày, như đám làm phước, lễ dâng y, lễ dâng bông, đám hỏi, đám cưới… Khách đến nhà vừa nhai miếng bánh béo, giòn, thơm ngon, tan dần trên mặt lưỡi, nhấp ngụm trà nóng vừa bàn chuyện chùa chiền, vụ mùa, mua bán, hạnh phúc lứa đôi, ma chay… thật là thích thú. 


Làng tre Phú An

Bia đá khắc ghi vườn sưu tập tre Việt Nam. 

Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.

Cách trung tâm TPHCM khoảng 35km về phía bắc, nằm trong địa phận huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, làng tre Phú An được biết đến như một cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và xử lý môi trường bằng thực vật.


Măng Đen mở hội

Khi tiếng cồng khai hội do ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh gióng lên, rồi ngọn lửa thiêng của núi rừng bùng lên bởi các già làng là lúc Tuần lễ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Măng Đen lần thứ nhất diễn ra từ 16-18/3 đã chính thức được khai mạc tại đồi Đắk Ke, Khu du lịch sinh thái Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum vào tối 16/3 vừa qua.

Lễ khai mạc có sự tham dự của hơn 300 nghệ nhân - đại diện cho 6 dân tộc Ba Na, Xê Đăng, Gia Rai, Giẻ Triêng, Bờ Râu, Rơ Mâm đang sinh sống tại 9 huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum. Đây là lần đầu tiên hàng ngàn đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số tại huyện Kon Plong được đón xem và tham gia một lễ hội lớn ngay tại huyện nhà. Sau khi diễn ra đầy đủ các nghi thức truyền thống của các dân tộc, trong trang phục thổ cẩm huyền hoặc bên ánh lửa bập bùng, hàng chục thiếu nữ đồng bào các dân tộc với điệu múa xoang truyền thống theo giai điệu cồng chiêng đã làm đắm say tâm hồn hàng ngàn khán giả có mặt tại đêm hội. 

Lễ khai mạc có sự tham dự của hơn 300 nghệ nhân - đại diện cho 6 dân tộc đang sinh sống tại 9 huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum.

Thánh địa Cát Tiên

Thánh địa Cát Tiên thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15km dọc theo hệ thống sông Đạ Đờn - Đồng Nai. Cho đến tận bây giờ, vẫn chưa thể xác định được ai là chủ nhân thật sự của nền văn hóa này.

Toàn bộ khu di tích này thuộc địa phận kéo dài từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó mật độ di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở khu vực xã Quảng Ngãi với 7 cụm gò đồi. Thánh địa Cát Tiên được phát hiện tình cờ trong một chuyến đi điền dã điều tra về dân tộc học của các cán bộ Bảo tàng Lâm Đồng tại vùng quê này vào năm 1985. Sau khi phát hiện, các nhà khảo cổ học gọi vùng đất này là "Thánh địa Cát Tiên".

Thánh địa Cát Tiên ở thôn 1, xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: Lê Minh)

21 thg 3, 2013

Xứ "hạt lủng lẳng giữa trời"

Vừa tự hào vừa hơi lo, tôi dẫn người bạn Pháp Andre về thăm vùng quê nghèo Đồng Nai để giải đáp câu hỏi mà Andre không trả lời nổi: “Trái gì mà hạt lủng lẳng giữa trời?”. 


Tôi đưa Andre tới xứ điều bằng chuyến phà đi Cát Lái vào sáng sớm tinh mơ, khi đôi bờ sông Sài Gòn mới tỉnh giấc, lấp lánh ánh bình minh hồng rực phản chiếu muôn màu lộng lẫy.

Xế trưa, chúng tôi tới Đồng Nai và câu giải đáp cho Andre hiện ra ngay trước mắt: điều bạt ngàn muôn khu rừng bất tận, hàng loạt vườn điều lốm đốm trái đỏ vàng rực như hải đăng chấp chới giữa lùm lá xanh um.

20 thg 3, 2013

Nghe đàn trên sông

Khác với mọi lần lang thang khám phá bằng chiếc xe máy, lần này tôi tự cho mình thong dong hưởng thụ bằng đặt một tour du lịch sông nước miền Tây. Chuyến xe lăn bánh bỏ lại bao lo toan của những ngày làm việc mệt nhoài. Ngoài ô cửa kính, không gian phố thị dần thay bằng những hình ảnh làng quê thanh bình... 

Chỉ hai giờ sau, tôi đã ngồi trên chiếc tắc ráng xuôi dòng Cửu Long Giang khám phá các cồn Long, Lân, Quy, Phụng. Sóng đánh tung tóe hai bên mạn xuồng, gió thổi ào ạt và mát rượi, chạy dài hai bên bờ là những ngôi nhà mấp mé mặt nước rất đặc trưng của văn hóa miệt sông nước miền Tây. 

Chợ nổi Cái Răng


Ngôi đình cổ “độc nhất vô nhị” nằm trong lòng cây bồ đề

Với lối kiến trúc cổ từ hàng trăm năm nay, đình Tân Đông (xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) là một ngôi đình “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam bởi toàn bộ đình cổ được bao bọc bởi một cây bồ đề với hàng trăm búi rễ ôm trọn thân đình.

Đối với người dân ấp Gò Táo, xã Tân Đông, ngôi đình như báu vật, là trái tim của cả làng, cả xã.

Khi những ánh nắng yếu ớt cuối ngày của tiết trời tháng 3 đang còn hắt xuống mái đình, chúng tôi - những vị khách lần đầu tiên đặt chân tới ngôi đình không khỏi ngỡ ngàng và bị lôi cuốn bởi nét hoang sơ, cổ kính cũng như được “mục sở thị” những chùm rễ lớn nhỏ của hai cây bồ đề mọc ngay trên hai góc ngôi đình tủa ra quấn chặt lấy những cây cột, bức tường như để bảo vệ cho ngôi đình từ hàng chục năm nay.

Đình cổ trong lòng cây bồ đề - báu vật của xã Tân Đông


19 thg 3, 2013

Khám phá “đường sắt trên không” sang Lào

Đi trên đường Hồ Chí Minh qua địa phận xã Lâm Hóa và Thanh Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) thỉnh thoảng lại bắt gặp giữa rừng sâu vài trụ bêtông lớn bám đầy rêu phong.
Đó là vết tích tuyến đường sắt trên cao người Pháp đã xây dựng cách nay hơn 80 năm để vận chuyển tài nguyên từ Trung Lào về VN. 



Những trụ bêtông của “đường sắt trên không” tại khu vực đồi Cầu Trập - Ảnh: M.Văn

Những vết tích gợi biết bao nỗi niềm thời xa xưa đã thôi thúc chúng tôi làm một hành trình khám phá với điểm xuất phát từ Đồng Hới lên phía tây bắc.


Xuôi sông Năng thăm động Puông và thác Đầu Đẳng

Nằm trong khu vực Vườn quốc gia Ba Bể, động Puông và thác Đầu Đẳng là hai thắng cảnh xinh đẹp mà giới yêu thích du lịch khám phá miền Bắc luôn muốn được đặt chân tới. Giữa cảnh núi non hùng vĩ còn hoang sơ, hai điểm đến này như đưa người ta vào một thế giới rất riêng của sông nước và đại ngàn.

Thuyền xuôi sông Năng

Động Puông nằm trên dòng sông Năng thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thị trấn Chợ Rã khoảng năm cây số. Động dài 300 mét, cao hơn 30 mét với các vách đá đứng và nhiều nhũ đá có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, được hình thành khi con sông Năng chảy xuyên qua bên dưới núi đá vôi Lũng Nham.


Chuyện nhặt ở "làng cười"

Tỉnh Bắc Giang có tám trong số mười bốn làng cười xứ Bắc, chiếm một nửa số làng cười ở Việt Nam. Đó được xem là "đặc sản" mang đậm những giá trị văn hóa, góp phần làm cho cuộc sống thêm thi vị.


18 thg 3, 2013

Dambri huyền thoại

Cách thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) 18km theo hướng Đông Bắc, chạy qua con đường uốn lượn với hai bên là những đồi chè và cà phê xanh ngát, thác Dambri trắng xóa từ trên cao đổ xuống như một dải lụa nằm vắt trên vách đá cheo leo giữa lưng chừng núi và cỏ hoa. 

Cái tên Dambri bắt nguồn từ câu chuyện tình huyền thoại của một đôi trai gái mà người K’ho đặt cho dòng thác này. Theo truyền thuyết, ngày xưa có một đôi trai gái K’ho yêu nhau và thường hẹn hò bên thác nước. Họ hẹn mùa lúa chín, trăng tròn năm sau sẽ làm lễ cưới. Nhưng, hạnh phúc đã không đến với họ. Cha của cô gái không muốn gả nàng cho chàng trai nghèo khổ. Để ngăn cách tình yêu của họ, già làng đã sai người bắt chàng trai phải bỏ làng đi tới một nơi xa, thật xa không có lối về. Từ khi vắng bóng chàng trai, nàng H'Bi buồn lắm. Đêm đêm, H'Bi lặng lẽ ra khu rừng, nơi họ thường hẹn hò mà khóc than cho duyên tình cách trở với hy vọng nước mắt sẽ gọi được chàng trai trở về sống với nàng. H'Bi khóc mãi, chờ mãi nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn. Dambri có nghĩa là "đợi chờ". Tiếng thác Dambri ngày đêm réo rắt giữa núi rừng như lời của nàng H'Bi đang kể về chuyện tình đã vỡ từ ngàn năm.

Thác Dambri. (Ảnh: Lê Minh)

Bàng Côn đảo: Nhân chứng lãng mạn

Dạo qua hàng loạt trại giam, chuồng cọp như Phú Hải, Phú Sơn, Phú Tường, Phú Bình..., ai ai cũng phải rùng mình trước những gì mà các chiến sĩ cách mạng từng phải gánh chịu. Và, những nhân chứng lâu năm nhất ở Côn Đảo, từng chia ngọt sẻ bùi cùng lớp lớp người dũng cảm nay vẫn hiên ngang vươn cao mình, tỏa rợp bóng khắp Côn Lôn: bàng.


Chỉ hơn nửa giờ bay từ TP. Hồ Chí Minh, trên cao nhìn xuống đã thấy “hòn ngọc” Côn Đảo rực rỡ tỏa sáng giữa đại dương thiên thanh.

Côn Đảo, hay còn được gọi là Côn Lôn, là một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từng được người phương Tây biết đến từ rất sớm nhờ nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Á - Âu.

Làng thị

Xã Mỹ Trạch ở huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) vốn là làng Cao Lao cổ nằm bên bờ nam sông Gianh. Cao Lao hôm nay vẫn mang một không gian huyễn hoặc như trong cổ tích, vì được bao trùm bởi hơn mười ngàn cây thị mọc khắp lối đi, từ xóm trên đến ngõ dưới ở 7 cụm dân cư.

Mười ngàn cây thị



Mặc dù Cao Lao được đích danh phiên hiệu là xã Mỹ Trạch, nhưng người dân ở đây vẫn thích gọi xã của họ là cái làng nhỏ Cao Lao nằm tút cực bắc huyện Bố Trạch.

Làng mảnh dài bên bờ sông Gianh, vốn là một trong những nơi người Chăm khai thiên lập địa trước đó hàng ngàn năm.

Đến với Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà

Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà nằm trong khu rừng nguyên sinh cổ nhất ở Lâm Đồng, được thành lập từ năm 2004. Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đây là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà có giá trị rất cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học với nhiều nguồn gene động - thực vật quý hiếm và đặc trưng cho hệ sinh thái rừng á nhiệt đới.

Cung đường xuyên sinh thái

Ra khỏi thành phố Đà Lạt khoảng 50km, theo tỉnh lộ ĐT 723 (Đà Lạt - Nha Trang), chúng tôi đến cổng Vườn quốc gia Biduop.


Rừng vẫn còn vẻ nguyên sinh

Cung đường chạy qua những khu rừng nguyên sinh và bản làng dân tộc ít người với nhiều nét văn hóa khác nhau hứa hẹn mở ra những cơ hội lớn về giao thương, đi lại giữa các trục tam giác TP.HCM - Đà Lạt - Nha Trang, cùng với nhiều loại hình du lịch mới như trekking, du lịch sinh thái...


17 thg 3, 2013

Tết buộc tình

Dọc đường 12A, bên dưới núi Giăng Màn, ở xã Trọng Hóa, Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cổ tay người Khùa nào cũng có một sợi chỉ chắc như sợi mây rừng. Đó là sợi chỉ buộc tình dân bản với nhau, sợi chỉ buộc tình dòng họ, vợ chồng, con cái, cây cỏ, hoa lá để nhớ nhau như con chim thương núi, như con cá thương nước.

Người Khùa đi chơi Tết buộc mình

Nếu bạn đến bản làng của người Khùa vào tháng Giêng hoặc tháng Hai Âm lịch sẽ gặp Tết buộc tình, hay còn gọi là Tết buộc chỉ cổ tay mà tiếng Khùa gọi là "rít chọo aty", được hiểu theo nghĩa khác nữa là Tết của dòng họ.

Đảo cỏ ống: Thiên đường biển

Tạm gạt bỏ mọi lo toan của bộn bề cuộc sống, tôi quay lại đảo Cỏ Ống một lần nữa để nhớ đến cảm giác sảng khoái, mát mẻ khi vẫy vùng trong làn nước xanh ngắt của vương quốc san hô kỳ ảo nơi đây. 

Con đường xuống biển để ra đảo Cỏ Ống không còn “lành lặn” như lần trước mà sạt lở khủng khiếp, hết lết qua đồi cát, lại khiêng xe qua những hố sạt sâu hoắm.


Hai đứa tôi, kẻ đẩy xe người đạp cát mà đi, mồ hôi nhễ nhại trong cái nắng đổ lửa. Cuối cùng thì xe không thể chạy được, chúng tôi đành giấu tạm trong bụi cây rồi cuốc bộ tiếp. Chỉ đến khi yên vị trên thúng anh Hiên chèo đưa ra đảo, chúng tôi mới tĩnh tâm mà ngắm cảnh.

Chuyện nhặt dọc đường

Quay lại Sơn La sau nhiều năm mới thấy tất cả đã đổi thay. Thị xã Sơn La heo hút chàn chạt muỗm xanh vỏ ngọt lòng vùng Châu Yên và đào rừng mất hẳn.

Xây cầu nơi đầu nguồn sông Đà

Cũng chẳng còn những con suối lấp lánh men theo sườn đồi, lấp loáng những cô gái Thái cong thân hình vợt nước tắm. Thế vào đó là một khu thành thị chẳng mấy khác thị trấn thị xã dưới xuôi đang rập rình xin cấp trên công nhận thành phố.

Cũng nhà cao tầng, khách sạn, nhà nghỉ. Cửa hàng nào cũng lòe loẹt, dàn dạt quần áo, đồ chơi, hoa quả, xe máy Trung Quốc. Thụy, gã lái xe của Tổng công ty Xây dựng giao thông số 1 (Cienco 1) vốn có thâm niên công nhân làm đường ở vùng này, tuy ít nói nhưng những điều anh cho biết toàn những chi tiết đắc địa.

Trưa ướt vùng Đất Mũi

1. Đã nghe bạn bè thành thạo cung cấp thông tin, và cả sự đồn thổi bấy lâu về cái mưa, cái gió và cả cái nắng của vùng đất chót non sông, vậy mà khi đến vẫn bị bất ngờ.

Buổi sáng, thăm thú, lấy tài liệu vài ba cơ ngơi của Điện - Đạm - Khí Cà Mau, một cụm công nghiệp nhìn bề ngoài thì chẳng thể bắt gặp bức tranh hoành tráng mà người ta hay vẽ trong tranh cổ động, bởi trừ mấy trạm trộn bê tông di động sừng sững với những ru-lô cao ngất, hầu hết nhà máy chỉ cao một - hai tầng, trông hao hao những viện nghiên cứu.


Cột mốc tọa điểm Mũi Cà Mau - Ảnh: Nguyễn Hiếu


Đường lên Điện Biên

Tạm rời xa cái nắng phương Nam, tôi bắt đầu hành trình khám phá vùng Tây Bắc mà Điện Biên là điểm dừng chân cuối. Đã nghe nói đến địa danh này từ lâu qua lịch sử và các phương tiện truyền thông, nhưng có đi và tự trải nghiệm mới cảm nhận được hết vẻ đẹp và tiềm năng du lịch của vùng trung du một thời vang danh này.

Phong cảnh Điện Biên

Từ TP.HCM có rất nhiều cách để đi đến Điện Biên. Có thể bay từ Nội Bài đến thẳng sân bay Điện Biên. Đây được xem là cách thuận lợi và nhàn nhã nhất, nhưng dân du lịch ít khi chọn cách này.